Các nhà khoa học người Úc phát hiện và sử dụng một gien cho phép cây thuốc lá bản địa phát triển và sinh sản trong thời gian ngắn dù điều kiện đất đai khô cằn, khắc nghiệt như sa mạc.
Cây thuốc lá Úc trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Gizmag |
Nếu ứng dụng thành công cho các loại cây trồng khác thì gien thực vật này sẽ là chìa khóa giúp thực vật tồn tại trong các môi trường khắc nghiệt khác như trên Trạm không gian quốc tế (ISS), thậm chí là môi trường sống khép kín trên sao Hỏa.
Trang Sciencealert dẫn lời nhà nghiên cứu Julia Bally từ Đại học Queensland (QUT, Úc) cho biết sẽ nhờ gien thực vật này để tìm ra giống cây trồng ngắn ngày chống chịu hạn rất tốt, nhờ vậy giúp chúng tồn tại qua nhiều thế hệ. Loại gien được để cập có trong cây thuốc lá Nicotiana benthamiana hoặc Pitjuri đã được tìm thấy trong các hóa thạch mà các nhà khoa học nói rằng nó từng tồn tại khoảng 750.000 năm trước trong điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt ở Úc vào thời ấy. Thực vật cũng có khả năng nhận cấy ghép gien từ các loại vi rút để biến chúng thành “chuột” thí nghiệm nếu chúng không phản ứng thải ghép. Loại thực vật ghép gien này sẽ loại bỏ hệ thống miễn dịch để tập trung năng lượng giúp nảy mầm và phát triển, ra hoa, kết quả nhanh hơn thông thường dù chỉ có một lượng rất ít nước mưa.
Theo các nhà khoa học tại QUT thì trong các trang trại thông thường trên trái đất loại thực vật bị loại bỏ khả năng miễn dịch sẽ nhanh chóng bị mầm bệnh xâm nhập. Nhưng trong môi trường vô khuẩn như phòng thí nghiệm thì khác. Tháng 8 vừa qua rau diếp trồng trong ISS đã được tinh chiếu sáng tối ưu để phát triển quang hợp, phát triển nhanh và chuyển về phòng thí nghiệm trên trái đất.
Bình luận (0)