Tại TP.HCM, một chiến dịch dài hơi bắt đầu từ năm 2017 nhưng cũng không mang lại kết quả như mong muốn, dù có nhiều người khen về sự bền bỉ.
"Bắt cóc bỏ đĩa" là cụm từ dùng để so sánh mỗi khi địa phương nào đó ra quân kiểu chiến dịch.
Ở những đô thị đông đúc như Hà Nội và TP.HCM, vỉa hè không chỉ là lối đi bộ như tính năng nguyên thủy nhất của nó, mà còn chứa đựng cả một đời sống sôi động của thị dân. Ở đó có người vá xe nơi góc phố, gánh hàng rong trước cổng trường cho đến chủ quán kê bàn ghế ra vỉa hè để chiều khách không thích ngồi trong phòng lạnh. Quá trình đô thị hóa và di dân tự phát từ nông thôn lên thành thị là mảnh đất màu mỡ để những nhu cầu đó bén rễ, lan rộng và trụ vững.
Câu chuyện vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ hay có thêm công năng khác được bàn cãi cả chục năm qua. Nhà quản lý muốn đường phố gọn gàng nên muốn vỉa hè chỉ là lối đi bộ, còn thị dân thì muốn làm ăn trên đó và sẵn sàng đóng phí. Những người đi bộ đương nhiên muốn đường thông hè thoáng, nhưng cũng muốn sự tiện lợi và sôi động. Một sự ưu ái cho công năng nào cũng đều dẫn đến tranh cãi nảy lửa mà ai cũng có lý, nhưng dung hòa những nhu cầu đó lại là điều không dễ dàng.
Thấy công an phường, người bán hàng dọn sạch vỉa hè Hà Nội trong tích tắc
Mới đây, TP.HCM ban hành quy định mới về các điều kiện sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, có hiệu lực từ ngày 1.9. Người dân, tổ chức phải trả phí để sử dụng phần không gian công cộng đó, trên nền tảng quyền lợi của người đi bộ được đặt lên hàng đầu. Mức phí cụ thể đang được bàn thảo nhưng con số thu hơn 1.500 tỉ đồng/năm là đáng để suy ngẫm. Ai được sử dụng, vào mục đích gì, phạm vi, thời gian nào, trả tiền bao nhiêu phải rõ ràng. Người dân cũng cần một sự cam kết khi cho thuê vỉa hè rồi thì phải dẹp được nạn cát cứ, trục lợi.
Bình luận (0)