Lợi ích của đậu nành với các lứa tuổi

10/12/2023 08:00 GMT+7

Chứa nguồn đạm thực vật lành tính, chất béo không bão hòa cùng nhiều vitamin, khoáng chất…, các món ăn làm từ hạt đậu nành từ lâu đã quen thuộc trong đời sống, được nhiều người ưa thích.

Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ... - những món ăn có nguồn nguyên liệu từ hạt đậu nành đều là những món ăn truyền thống của người Việt. Trên thế giới, nhiều dân tộc cũng có những đặc sản làm từ hạt đậu nành như đậu phụ thối của người Trung Quốc, natto - món ăn từ đậu nành lên men của người Nhật... Từ xa xưa, nhiều gia đình Việt đã tự làm thủ công sữa đậu nành, đậu phụ… Khi nền sản xuất được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những sản phẩm này được ra đời từ những dây chuyền sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cũng như sự tiện lợi của người tiêu dùng.

Một số thực phẩm có nguồn gốc từ hạt đậu nành. Ảnh: Freepik

Một số thực phẩm có nguồn gốc từ hạt đậu nành

Ảnh: Freepik

Một trong những lý do khiến thực phẩm có nguồn gốc đậu nành quen thuộc trong đời sống hàng ngày chính bởi những thành phần dưỡng chất có trong loại hạt này. Thông tin trên website của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam cho biết, hạt đậu nành chứa nhiều dưỡng chất như đường, chất xơ, các vitamin A, B6, B12, C, K, các khoáng chất như sắt, canxi, magie, kali, kẽm, natri... và nhất là đạm, chất béo và isoflavone.

Theo chia sẻ của tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc nghiên cứu dinh dưỡng đậu nành, Viện Dinh dưỡng đậu nành toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, hạt đậu nành có hàm lượng và chất lượng đạm cao hơn các loại đậu phổ biến khác, như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu gà... Hạt đậu nành cung cấp loại đạm hoàn chỉnh vì có chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể cần, nhưng không tự tổng hợp được và chỉ có thể được bổ sung thông qua thực phẩm. Nguồn đạm từ hạt đậu nành dễ tiêu hóa. Đạm đậu nành cũng thúc đẩy tăng khối lượng cơ tương tự đạm động vật, bao gồm cả đạm whey. Hơn nữa, đạm đậu nành có khả năng trực tiếp làm giảm mức cholesterol trong máu.

Đậu nành cũng chứa nhiều chất béo thực vật giàu axit béo chưa bão hòa đồng thời là nguồn cung cấp cả hai loại axit béo thiết yếu là Omega-6 và Omega-3. Vì thế, thực phẩm này được Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ xác nhận có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Cuối cùng đậu nành là một nguồn cung cấp isoflavone dồi dào. Tiến sĩ Mark Messina giải thích isoflavone là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật), được tìm thấy chủ yếu trong cây họ đậu, nhất là đậu nành. Tuy nhiên, isoflavone khác với hormone estrogen lâm sàng và ở cấp độ tế bào. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh isoflavone có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; loãng xương; một số loại ung thư; giảm bớt các cơn bốc hỏa liên quan đến mãn kinh ở phụ nữ; và cải thiện một số thông số ở da như độ đàn hồi, khả năng giữ nước...

Hạt đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Ảnh: Freepik

Hạt đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Ảnh: Freepik

Nhờ những thành phần dinh dưỡng có trong hạt đậu nành, các thực phẩm làm từ nguyên liệu này được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá có vai trò quan trọng trong chế độ ăn cân bằng giữa đạm thực vật và đạm động vật. Đậu nành phù hợp với đa dạng người sử dụng, gồm cả phụ nữ và nam giới, người trưởng thành, người lớn tuổi, thậm chí trẻ em, với điều kiện không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong đậu nành.

Cụ thể, với trẻ em, dựa vào cân nặng thực tế của trẻ em Việt Nam hiện nay, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị, từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ bắt đầu có thể sử dụng đạm nguồn gốc thực vật với tỉ lệ dưới 30% tổng số lượng đạm bổ sung cho cơ thể mỗi ngày; từ 1-4 tuổi, lượng đạm động vật cần chiếm hơn 60% và lượng đạm thực vật cần chiếm dưới 40% tổng lượng đạm tiêu thụ hàng ngày; từ 4-10 tuổi, lượng đạm động vật hơn 50% và đạm thực vật dưới 50%; trẻ hơn 10 tuổi, lượng đạm động vật cần hơn 35% và lượng đạm thực vật cần dưới 65%. Đạm thực vật - trong đó có đậu nành góp phần đảm bảo sự cân bằng và đa dạng dinh dưỡng ở trẻ. Bên cạnh đó, các thực phẩm từ đậu nành còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, góp phần tăng cường sức đề kháng và sự phát triển toàn diện cho bé.

Người trung niên và lớn tuổi có thể sử dụng thực phẩm từ đậu nành để duy trì sức khỏe vận động, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch - một căn bệnh mạn tính không lây rất phổ biến ở người lớn tuổi. Một thử nghiệm 6 tháng do các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành với nhóm người Trung Quốc từ 65 - 79, được công bố lần đầu vào năm 2020 cho thấy việc bổ sung đạm đậu nành hằng ngày giúp duy trì khối lượng cơ nạc và hoạt động thể chất ở người lớn tuổi. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tuổi càng cao thì càng nên tiêu thụ đạm thực vật với tỷ lệ cao hơn trong tổng lượng đạm bổ sung hằng ngày.

Với phụ nữ, từ lâu các thực phẩm làm từ hạt đậu nành đã được coi là người bạn đồng hành trong việc tăng cường sức khỏe và làm đẹp. Nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học trên thế giới cho biết, các thành phần trong đậu nành như đạm, chất béo, isoflavone cùng các vi chất dinh dưỡng khác giúp phụ nữ giảm nguy cơ loãng xương, chống lại bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ung thư vú, duy trì sức khỏe làn da, giảm các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.

Các sản phẩm từ hạt đậu nành giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Ảnh: Vinasoy

Các sản phẩm từ hạt đậu nành giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và sắc đẹp

Ảnh: Vinasoy

Mặc dù nhiều người lo ngại nam giới có thể bị nữ tính hóa khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành nhưng Soyconnection - trang thông tin về đậu nành của Mỹ - dẫn chứng một loạt nghiên cứu khoa học cho thấy nguồn thực phẩm này không khiến họ bị mất "nam tính". Với nguồn đạm thúc đẩy tăng khối lượng cơ tương tự đạm động vật, bao gồm cả đạm whey, đạm đậu nành cũng giúp nam giới tích mô nạc, xây dựng cơ bắp. Tiêu thụ đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Công bố của Catherine C Applegate và các cộng sự tại Trường Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) năm 2018 cho thấy việc tiêu thụ tổng lượng thực phẩm từ đậu nành có liên quan đáng kể tới giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo người trưởng thành sử dụng 25 gram đạm đậu nành mỗi ngày - như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mỗi người trưởng thành có thể tiêu thụ khoảng 50 đến 100 gram đậu, đỗ hạt và sản phẩm từ đậu đỗ hạt mỗi ngày. Người trưởng thành nên sử dụng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

"Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ, phát triển cơ thể", Viện Dinh dưỡng khuyến cáo.

Uống 1-2 hộp sữa đậu nành Fami mỗi ngày là giải pháp tiện lợi và nhanh chóng có thể giúp bổ sung nguồn đạm thực vật cho cơ thể, hỗ trợ khỏe đẹp một cách lành mạnh.



Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.