Lợi thế chủ nhà vòng loại U.23 châu Á liệu đã đủ để giành quyền đi tiếp?
Có lợi thế chủ nhà của bảng K vòng loại giải bóng đá U.23 châu Á 2020 nhưng với việc nằm cùng bảng đấu với những đối thủ khó chơi như Indonesia và Thái Lan, thầy trò HLV Park Hang-seo được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đường vào vòng chung kết châu lục.
Tự động phát
Thực tế các vòng loại gần đây cũng cho thấy điều đó khi không ít đội chủ nhà đã phải dừng bước sớm.
Hai năm trước, đã có tới 4 đội chủ nhà không tận dụng được lợi thế sân nhà, khán giả để vượt qua vòng loại.
[VIDEO] NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG YÊU CỦA THẦY PARK
|
Tại bảng A, chủ nhà Kyrgyzstan để thua cả 2 trận trước Oman và Iran nên đứng đội sổ ở bảng đấu này. Trong khi đó ở bảng J, chủ nhà Campuchia dù đã gây bất ngờ khi cầm chân đội bóng mạnh là Trung Quốc ở lượt trận đầu tiên nhưng cuối cùng chỉ xếp thứ 3 chung cuộc với 4 điểm sau 3 trận và không thể giành quyền đi tiếp.
|
Còn ở bảng D, chủ nhà UAE với 2 trận thắng (trước Lebanon, Nepal) và 1 trận thua (trước Uzbekistan) đã kết thúc vòng bảng với vị trí thứ 2. Tuy nhiên khi so sánh với các đội đứng thứ 2 ở các bảng khác thì UAE chỉ xếp thứ 9/10 trong khi chỉ lấy 6 đội đứng đầu vào vòng chung kết nên UAE đã phải làm khán giả của giải đấu châu lục.
Tương tự như vậy là trường hợp của chủ nhà Myanmar ở bảng F. Với 2 trận thắng (trước Singapore và Brunei) cùng 1 trận thua (trước Úc), Myanmar đứng thứ 2 ở bảng F nhưng do chỉ xếp thứ 8/10 đội thứ 2 có thành tích tốt nhất nên Myanmar cũng không thể góp mặt ở vòng chung kết U.23 châu Á 2018.
Như vậy tỷ lệ không thành công của các đội chủ nhà ở vòng loại U.23 châu Á 2018 là 40%.
Trước đó, tại vòng loại U.23 châu Á 2016, số đội chủ nhà phải dừng bước tại vòng đấu này còn lớn hơn. Trong số 9 bảng đấu (bảng B diễn ra trên sân trung lập) thì có tới 6 bảng mà đội chủ nhà không thể giành quyền đi tiếp (chiếm tỷ lệ 67%).
|
Đáng tiếc nhất là trường hợp của các đội chủ nhà: Oman (bảng A), Indonesia (bảng H), Lào (bảng J) đã thi đấu đầy cố gắng và giành được vị trí thứ 2 ở bảng đấu của mình. Nhưng khi so sánh thành tích với các đội nhì bảng khác thì lại thua kém về số điểm hoặc chỉ số phụ nên đành lỗi hẹn với vòng chung kết châu lục.
Việc được chơi trên sân nhà, trước sự cổ vũ của khán giả nhà là một lợi thế. Nhưng đồng thời nó cũng là con dao hai lưỡi mà các cầu thủ trẻ như U.23 nếu không vững vàng về mặt tâm lý thì không dễ gì vượt qua được. Đó sẽ là thách thức đối với thầy trò HLV Park Hang Seo trước thềm vòng loại giải U.23 châu Á năm nay.
Tại vòng loại năm nay, sẽ có 10 đội chủ nhà của 10 bảng đấu là: Qatar (bảng A), Bahrain (bảng B), Iran (bảng C), Saudi Arabia (bảng D), Kuwait (bảng E), Uzbekistan (bảng F), Mông Cổ (bảng G), Campuchia (bảng H), Myanmar (bảng I), Malaysia (bảng J) và Việt Nam (bảng K) |
Bình luận (0)