Lúng túng giải bài toán cử nhân thất nghiệp

04/03/2017 10:01 GMT+7

Con số 200.000 cử nhân thất nghiệp khiến các nhà làm chính sách phát triển nhân lực cũng như các cơ sở đào tạo ĐH lúng túng khi giải quyết vấn đề.

Nhiều câu hỏi cần giải đáp
Đôi khi chúng ta nói theo kiểu phong trào. Một số người thấy nói 200.000 cử nhân thất nghiệp vội vàng phán xét về chất lượng đào tạo, về việc mở rộng quy mô giáo dục ĐH… nhưng lại không đặt câu hỏi ngành đào tạo nào có số thất nghiệp nhiều? Ở đâu đào tạo thất nghiệp nhiều? Sinh viên trường nào thất nghiệp nhiều? Trường công hay trường tư?
Có giải pháp xuất khẩu khoảng 200.000 lao động trình độ cử nhân chưa có việc làm. Ở đây điều hết sức quan trọng là phải xác định cho được các thị trường có nhu cầu cũng như ngành đào tạo mà người ta có nhu cầu. Cái này phải mất thời gian điều tra khảo sát nhu cầu ở thị trường nước ngoài về số lượng cũng như nhu cầu kỹ năng... Nếu đưa cử nhân đi lao động ở các thị trường nước ngoài thì cần đặt vấn đề về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ cũng như các kỹ năng văn hóa, hiểu biết luật pháp… của lao động VN. Không đạt được các yêu cầu cần thiết, có thể dẫn đến tình trạng khi xuất khẩu lao động cử nhân được sử dụng dưới mức trình độ đào tạo, phải làm các công việc của lao động phổ thông hoặc có yêu cầu kỹ thuật thấp...

tin liên quan

Ra mắt Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tại TP.HCM
Chiều 3.3, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ ra mắt Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM. Buổi làm việc do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì, với sự có mặt của hiệu trưởng 46 trường ĐH trên địa bàn.

Xây dựng các chương trình phát triển kỹ năng
Vấn đề cử nhân thất nghiệp hay thiếu việc làm ở quốc gia nào cũng có, ngay cả các quốc gia phát triển và người ta vẫn thường điều chỉnh bằng việc phát triển kỹ năng (skills development) hay đưa họ trở lại các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp để lấy văn bằng chứng chỉ (thế giới thường gọi là liên thông ngược - reversed transfer).
Ở nước ta, chất lượng đào tạo ĐH đang có vấn đề do nhiều nguyên nhân, từ việc mở rộng quy mô nhưng không tương xứng điều kiện nguồn lực đảm bảo chất lượng. Đặc biệt suất đầu tư trên mỗi sinh viên còn rất thấp, chỉ bằng 1/30 đến 1/40 so với các quốc gia phát triển do chúng ta thực hiện chính sách tài chính học phí thấp. Chương trình đào tạo còn những nội dung nặng về lý luận, ít góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của người học mà doanh nghiệp cần. Tổ chức thực hiện chương trình không phù hợp, do chưa coi ngoại ngữ phải là môn công cụ dạy tăng cường ở năm thứ nhất để sinh viên có năng lực tự tìm hiểu, khai thác nguồn học liệu của thế giới. Đội ngũ giảng viên với số lượng có trình độ tiến sĩ (thật) còn khá thấp so với chuẩn mực chung. Chính sách và cơ chế kiểm định đảm bảo chất lượng vẫn chưa thực sự góp phần cải thiện chất lượng giáo dục ĐH...

tin liên quan

Khó như… trượt đại học
Với quy chế xét tuyển 'thoáng' như năm nay, rất khó để thí sinh trượt ĐH. Có chăng là thí sinh từ chối quyền nhập học do trúng tuyển không đúng nguyện vọng.

Mặt khác, do nền kinh tế của ta phát triển chưa đủ hấp thụ số cử nhân tốt nghiệp, trong khi nhiều doanh nghiệp FDI chỉ muốn tuyển lao động phổ thông có trình độ tốt nghiệp trung học nên xuất hiện hiện tượng cung vượt quá cầu.
Để lựa chọn chính sách hợp lý giải quyết số hơn 200.000 cử nhân chưa có việc làm, cần có thống kê và phân tích ngành đào tạo của các cử nhân nói trên, phối hợp với các bộ ngành khuyến cáo với Chính phủ có chương trình phát triển kỹ năng, đào tạo khởi nghiệp; có cơ chế hỗ trợ vốn cho những ai có nhu cầu khởi nghiệp, hình thành thị trường sức lao động tích cực, minh bạch, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lao động hợp lý...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.