Chiều 3.2, một người phụ nữ vứt toẹt ra đầu ngõ 36 (đường Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy), một túi ni lông rác thải kèm một bó các loại hoa chơi tết đã tàn rũ, rồi thản nhiên bước đi. Cách đó vài bước chân, các bịch rác kèm hoa đào, hoa ly ngổn ngang không biết từ bao giờ.
tin liên quan
Thả cá, thả luôn cả rác trong ngày tiễn ông Công ông TáoMặc dù có rất đông sinh viên tình nguyện đứng kêu gọi không thả rác nhưng nhiều người vẫn vô tư thả cá, thả luôn rác trong ngày tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.
Ngày 4.2, ngay phía trước nhà vệ sinh công cộng ngõ Hòa An (P.Trung Phụng, Q.Đống Đa), một đống rác lớn, đang bốc mùi xú uế nồng nặc. Nước bẩn từ những túi rác chảy ra lênh láng khiến những người đi qua đều phải bịt mũi.
|
Ông Nguyễn Thái Thanh (85 tuổi, cư dân trú tại phố Tô Hiệu, Q.Cầu Giấy) cho biết: “Nhà tôi nằm sát cột điện. Sáng nào mở cửa ra cũng thấy đầy túi rác người ta ném ra từ đêm. Bức xúc lắm mà không biết làm sao. Chúng tôi nhiều lần phản ánh lên tổ dân phố nhưng tình trạng không giảm đi”.
Nhiều người dân cũng bức xúc khi chứng kiến những người xung quanh hút thuốc và bỏ đầu, tàn thuốc lá bừa bãi nơi công cộng hoặc vô tư tiểu tiện ở góc phố nhưng chẳng thấy ai bị xử phạt. Nếu xử phạt nghiêm, mức phạt cao như quy định trong Nghị định 155/2016 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.2 thì sẽ có tính răn đe, dẹp được các vấn nạn nêu trên.
Chưa xử phạt
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hiện các địa phương đang lúng túng trong việc tổ chức xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm. Ông Đặng Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.Khương Mai (Q.Thanh Xuân) cho biết: “Chúng tôi không thể có đủ lực lượng trực 24/24 tại các đường phố, ngõ xóm. Cả phường thì rất rộng, trong khi chỉ có một cán bộ phụ trách trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, cán bộ làm việc trong giờ hành chính. Vậy thì ai có thể giám sát các hành vi gây ô nhiễm môi trường của người dân để xử phạt?”.
tin liên quan
TP.HCM mỗi tháng chi khoảng 200 tỉ đồng để thu gom, xử lý rácTrung bình mỗi tháng, TP.HCM chi trên dưới 200 tỉ đồng chỉ để thu gom và xử lý rác thải. Và 90% số chi này đang lấy từ ngân sách của TP.HCM.
Theo ông Tuấn, P.Khương Mai đang tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, sau đó tiếp thu chỉ đạo của quận và thành phố về việc áp dụng Nghị định 155. Lãnh đạo một phường tại Q.Cầu Giấy cho hay, hiện phường chưa áp dụng được Nghị định 155. Vị lãnh đạo phường này cũng thừa nhận, nhân lực hạn chế, lương và chế độ phụ cấp ít ỏi, giờ phát sinh thêm công việc, phải giám sát bà con, phát hiện người vi phạm để lập biên bản thì rất khó.
Ông Triệu Như Long, Phó Chủ tịch UBND P.Thanh Nhàn (Q.Hai Bà Trưng) cho rằng, để xử phạt với những người vứt rác tại các bãi rác tự phát, hoặc những người vãng lai qua địa bàn phường tiểu bậy, vứt tàn thuốc lá, vứt rác ra nơi công cộng… thì cực kỳ khó. Theo ông Long, Nghị định 155 quy định mức xử phạt, nhưng không quy định cụ thể các bước xử phạt ra sao, tạm giữ, phạt nguội như thế nào, thì rất khó triển khai. “Cán bộ phường, công an phường không quản lý xuể được. Chúng tôi cần huy động các cư dân trong phường, tổ dân phố… cùng vào cuộc”, ông Long nói.
Bình luận (0)