Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng cần phải sửa đổi toàn diện luật TNBTNN hiện hành. Theo bà Nga, luật cần phải tính toán để cân đối giữa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tác động bởi hoạt động tố tụng của nhà nước, đồng thời không để “làm chùn tay các cơ quan tố tụng”. Theo bà Nga, nhà nước làm oan, làm sai người dân thì phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự nhưng thực tế, một số vụ công khai xin lỗi vừa qua gây dư luận chỉ thực hiện lấy lệ, hình thức, vì người đi tù oan kéo dài cả chục năm mà xin lỗi chỉ có... 2 phút.
tin liên quan
Chưa kiểm điểm được người làm oan ông Huỳnh Văn NénTheo Phó chánh án tòa án tối cao Nguyễn Sơn, Chủ tọa phiên tòa xét xử ông Huỳnh Văn Nén đang nhập viện vì xuất huyết não nên chưa thể kiểm điểm trách nhiệm.
Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Hữu Thể cho rằng các cơ quan tố tụng không có khó khăn gì trong quá trình giải quyết bồi thường. Vướng mắc theo ông Thể là do quy định chưa rõ nội dung bồi thường nên tạo ra sự bất nhất giữa cơ quan bồi thường và người được bồi thường về cách thức, thủ tục, mức tính. Ông Thể đề nghị phải có quy định chuẩn để các cơ quan căn cứ vào đó để tính.
Đại diện Chính phủ trình tờ trình về dự luật sửa đổi tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết dự luật đã bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được luật TNBTNN (2009) quy định. Trong số này có việc lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường như thiệt hại thu nhập thực tế bị mất, hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm. So với luật hiện hành, dự thảo sửa đổi lần này cũng quy định tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong một số trường hợp, như bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, sức khỏe bị xâm phạm...
Bình luận (0)