Tuy nhiên, có khoảng 70% (khoảng 1,9 triệu người) đang hưởng 3 - 7 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, hơn 67.300 người hưởng lương hưu dưới chuẩn nghèo.
Theo quy định hiện nay, chuẩn nghèo của Việt Nam ở khu vực nông thôn có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng và ở thành thị là dưới 2 triệu đồng, kèm theo những thiếu hụt về các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản.
Mức trung bình của lương hưu biến động tùy nhiều yếu tố như: quy định của hệ thống lương hưu, mức đóng góp, thời gian đóng góp và thu nhập của người lao động (NLĐ) trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, mức lương hưu từ 3 - 7 triệu đồng/tháng chưa đáp ứng đầy đủ những chi phí sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi, đặc biệt bối cảnh giá cả, các chi phí y tế và nhà ở tăng cao.
Mặc dù thời gian qua, nhà nước tăng lương tối thiểu vùng (áp dụng với NLĐ ngoài nhà nước) và sắp tới từ ngày 1.7 sẽ tăng lương cơ sở (áp dụng với NLĐ hưởng lương hệ số nhà nước), song trước thềm tăng lương, NLĐ "phập phồng" với nỗi lo tăng giá. Theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm 2022, chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI, tức xu hướng và mức độ biến động giá của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hằng ngày) tăng 3,55%. So với tháng 4 thì tháng 5.2023, giá điện sinh hoạt tăng 2,62%; giá nước sinh hoạt tăng 2,19%.
Tăng hay không tăng lương tối thiểu vùng 2024: Rất khó cân bằng
Để xây dựng một hệ thống lương hưu đuổi kịp phí sinh hoạt, cần đánh giá lại mức lương hưu so với mức sống tối thiểu. Cạnh đó, thực hiện các biện pháp như đầu tư vào hệ thống lương hưu, xây dựng lương hưu công bằng giữa các nhóm lao động dựa trên đóng góp và thâm niên làm việc, triển khai các chính sách xã hội (trợ cấp, chiết khấu…) cho người cao tuổi giảm bớt gánh nặng tài chính.
Điều quan trọng, lương hưu cần được điều chỉnh đồng bộ với chi phí sinh hoạt; ổn định, kiểm soát một số chi phí sinh hoạt quan trọng; cùng với đó là chính sách thuế như giảm thuế đối với các mặt hàng thiết yếu...
Bình luận (0)