Nhà thờ tổ của Hoài Linh, vụ lừa 60.000 người, bất thường vụ 'chạy' điểm ở Trường CĐSP Đà Lạt... là những thông tin được cư dân mạng chia sẻ nhiều trong ngày 25.2.
Hoài Linh phải đóng hơn 20 tỉ đồng nếu muốn tiếp tục xây nhà thờ tổ? Theo các luật sư, sau khi đóng phạt vì công trình nhà thờ tổ không có giấy phép xây dựng, Hoài Linh phải hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc chuyển đổi này có thể lên đến hơn 20 tỉ đồng.
Sáng 25.2, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND quận 9 (TP.HCM) xác nhận công trình nhà thờ tổ của Hoài Linh do không có giấy phép xây dựng nên đã bị xử phạt hành chính 6,2 triệu đồng.
|
Theo quyết định xử phạt của UBND quận 9, ông Hoài Linh tổ chức thi công ba hạng mục công trình không phép với tổng diện tích hơn 500 m2, gồm các hạng mục như mái ngói, tiểu cảnh, vách cây, cột cây… Do công trình xây dựng của nghệ sĩ Hoài Linh xây trên đất nông nghiệp và không có giấy phép xây dựng nên buộc phải đình chỉ thi công để bổ sung các thủ tục pháp lý liên quan như chuyển mục đích sử dụng đất và giấy phép xây dựng.
Nhiều bạn đọc đã chia sẻ về vụ việc này. Như bạn đọc tên Nguyen bức xúc: Tôi không hiểu, công trình đã thành hình bề thế như thế này mà lâu nay các cơ quan quận 9 đang ở đâu? Ngộ nhỡ công trình không phù hợp với quy hoạch thì sao?...
Bạn đọc Trần Kimcuctavc nói: HL làm sai quy tắc, giờ chỉ cần làm xong thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ dạng đất nông nghiệp sang đất thổ cư là tiếp tục xây dựng thôi mà. Bạn đọc Anh Nguyen chia sẻ: Cần phải ngăn chặn ngay từ đầu chứ? Tại sao bây giờ mới phát hiện?'Đạo diễn' vụ lừa 60.000 người vốn là chủ tiệm gội đầu. Đánh trúng tâm lý vốn tin, yêu bộ đội của người Việt, Công ty Liên kết Việt (tập đoàn kinh doanh đa cấp) mới lừa đảo được hơn 60.000 người, với số tiền lên đến 1.900 tỉ đồng.
|
Một cán bộ Cục cảnh sát phòng chống tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46) - Cơ quan cảnh sát điều - Bộ công an cho biết, công ty này có trụ sở tại quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội do Lê Xuân Giang thành lập từ năm 2010, nhưng đến cuối năm 2014, thì doanh nghiệp này mới thành hiện tượng trong giới kinh doanh đa cấp.
Một bạn đọc gửi phản hồi về Thanh Niên Online: Hàng đa cấp là vấn nạn đã diễn ra từ mấy năm nay, không những ở thành phố mà ở khắp các thôn bản luôn... Bạn đọc Mai Hoa Hoàng chia sẻ: Mong rằng đây là bài học cuối, cho những ai thiếu thông tin...
Bất thường vụ “chạy” điểm ở Trường CĐSP Đà Lạt. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức kiểm điểm cô T.T.H, giáo viên môn Anh văn Trường CĐSP Đà Lạt, về việc không can ngăn mà lại tiếp tay cho ông Nguyễn Văn Bắc (nguyên Trưởng khoa Mầm non, Trường CĐSP Đà Lạt) “chạy” điểm cho một số sinh viên (SV) để được “qua” môn Anh văn.
|
Theo ông Tạ Quang Vũ, Hiệu trưởng Trường CĐSP Đà Lạt, sau khi Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường nhận được đơn thư của 5 SV, do Đ.T.H (khóa K36) ký tên tố cáo ông Bắc với 5 nội dung như: Nâng điểm cho các bạn rớt môn Anh văn với giá 6 triệu đồng/SV, bán đề thi tốt nghiệp cho SV năm 3 với giá 10 triệu đồng/SV, môn nhạc 2 triệu đồng/SV; nâng điểm để “qua” các môn Mác - Lênin, tâm lý - giáo dục với giá 2 triệu đồng/SV… Những cuộc “mặc cả” này đều được các SV ghi âm và cung cấp khi trường cử cán bộ đi xác minh làm rõ vụ việc.
Ngoài ra, còn có thêm ba đoạn ghi âm khác của cô T.T.H ghi lại cuộc trao đổi về việc ông Bắc nhờ gửi nhiều SV ôn tập cho cô, và đưa “bồi dưỡng” cho cô 500.000 đồng/SV.
Bạn đọc Phan Long Nguyễn bức xúc:.. Việc này không phải là mới. Cái mới là bây giờ "mới" bị bắt thôi. Anh Hoàng Việt chia sẻ: Nổi nhể! Hết Đồi Ngô, Quang Trung, bây giờ là Đà Lạt nữa.
Ngoài ra, các thông tin khác như: Quán phở Lý Quốc Sư gỡ bảng hiệu, vụ đưa 55 người sang Trung Quốc trái phép, Donald Trump 'nhai lại' luận điệu Việt Nam cướp việc làm của dân Mỹ... cũng được cư dân mạng chia sẻ nhiều.
Bình luận (0)