Đảm bảo an ninh tối đa là lý do được đưa ra mà cụ thể hơn là đối phó nguy cơ khủng bố. Anh cũng đã có quyết định tương tự với mức độ và phạm vi khác.
Nhìn qua thì biện pháp này hoàn toàn hợp lý và cần thiết trước nhu cầu đảm bảo an ninh hàng không ngày càng cao và hoạt động tấn công ngày càng tinh vi và tàn bạo. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ càng thì lại có thể nhận ra một tác dụng khác, rất trực tiếp và thiết thực, không phải về an ninh mà là kinh tế.
Biện pháp mới buộc hành khách phải ký gửi những thiết bị điện tử như máy tính xách tay hay máy tính bảng khi xuất phát đến Mỹ từ 8 quốc gia là Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Kuwait, Ma Rốc, Qatar, Ả Rập Xê Út và UAE. Đây đều là những nước không hề bị coi là nguy hiểm đối với Mỹ trong 2 sắc lệnh hạn chế nhập cảnh và di trú do Tổng thống Donald Trump ban hành trước đó.
Tuy nhiên, những quốc gia này đều là nơi đặt trụ sở của những hãng hàng không cạnh tranh khốc liệt và thắng thế trước các đối thủ Mỹ ngay trên đất Mỹ như Emirates, Etihad hay Qatar Airways. Làm khó họ tức là tạo thuận lợi cho các hãng hàng không Mỹ, tức là tạo lợi thế cạnh tranh, là thực hiện chủ nghĩa bảo hộ ở cửa sau. Vì mục tiêu “nước Mỹ trước hết” mà chính quyền mới của nước này đã sử dụng an ninh phục vụ cho kinh tế như thế đấy.
tin liên quan
Mỹ cấm mang thiết bị điện tử lớn lên máy bayKể từ ngày 24.3, hành khách đến Mỹ từ một số sân bay tại Trung Đông
và Bắc Phi sẽ phải ký gửi những thiết bị điện tử lớn hơn điện thoại.
Bình luận (0)