Đơn xin ''hồi hương'' cấp cho một công dân Mỹ tạm ra nước ngoài: Lý Chấn Phiên (Lý Tiểu Long, Bruce Lee) năm 1941 khi mới vừa 1 tuổi, đi cùng cha mẹ về Hồng Kông. Có đơn này để Lý Tiểu Long có thể quay lại Mỹ sau đó với tư cách công dân Mỹ - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Lý Tiểu Long (phải) từ nhỏ khoái đánh võ, đánh kiếm với em mình, ở Hồng Kông - Ảnh: Bruce Lee Estate
Lý Tiểu Long theo ngành điện ảnh từ sớm, trong ảnh: Lý diễn vai chính trong phim Lũ nhóc, năm 1950 - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Lý Tiểu Long đoạt danh hiệu vô địch cuộc thi nhảy cha cha tại Hồng Kông năm 1958 - Ảnh: Bruce Lee Estate
Sang Mỹ sinh sống và dạy võ, ở Seattle, bang Washington đầu những năm 1960, lò võ của Lý Tiểu Long trong một garage, không bảng hiệu - Ảnh: Bruce Lee Estate
Lý Tiểu Long làm việc tại quán ăn Ruby Chow ở Seattle - Ảnh: Bruce Lee Estate
Lý Tiểu Long (phải) biểu diễn võ thuật tại Đại học bang Washington, nơi anh theo học, năm 1961. Anh còn dạy võ cho sinh viên nhà trường - Ảnh: Bruce Lee Estate
Lý Tiểu Long gặp Linda Emery tại Đại học Washington năm 1963 và họ cưới nhau năm 1964. Họ có 2 con: Brandon Lee và Shannon Lee - Ảnh: Bruce Lee Foundation
Năm 1966, Lý Tiểu Long tham gia loạt phim truyền hình Green Hornet tại Mỹ, trong vai Kato, rất nổi tiếng một thời gian dài. Trong ảnh: Lý Tiểu Long trong loạt phim Green Hornet trên bìa tạp chí Black Belt (Đai đen) Mỹ năm 1967 - Ảnh: Bruce Lee Estate
Năm 1971, Lý Tiểu Long về Hồng Kông thu xếp đưa mẹ sang Mỹ và gặp Raymond Chow, chủ hãng phim Gia Hòa (Golden Harvest, Hồng Kông). Ông mời Lý tham gia phim Đường Sơn đại huynh. Phim chiếu ngày 3.10.1971, mở ra một làn sóng hâm mộ ở Hồng Kông. Trong ảnh: Lý Tiểu Long hóa trang chuẩn bị một cảnh quay trong Đường Sơn đại huynh - Ảnh: Bruce Lee Estate
Áp phích phim Đường Sơn đại huynh, năm 1971 - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Năm 1972, Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất và đạo diễn bộ phim Tinh Võ Môn, công chiếu 22.3.1972, đạt doanh thu còn cao hơn cả Đường Sơn đại huynh và đưa tên tuổi của Lý Tiểu Long vào hàng siêu sao Hồng Kông. Trong ảnh: Cảnh Lý Tiểu Long bay song phi cuối phim Tinh Võ Môn - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Một cảnh trong phim Tinh Võ Môn
Năm 1972, sau khi thành công vang dội với Đường Sơn đại huynh và Tinh Võ Môn, Lý Tiểu Long thành lập Công ty Concord Productions và bắt tay sản xuất phim Mãnh long quá giang do anh viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất. Trong phim này có Lý Tiểu Long đấu tay đôi với diễn viên võ thuật Mỹ Chuck Norris tại đấu trường Coliseum ở Roma. Phim công chiếu ngày 30.12.1972 và lại phá kỷ lục doanh thu tại Hồng Kông - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Lý Tiểu Long và Chuck Norris trong Mãnh long quá giang (1972) - Ảnh: AFP
Lý Tiểu Long trong Mãnh long quá giang (1972) - Ảnh: Bảo tàng Hồng Kông
Năm 1973, Lý Tiểu Long thực hiện bộ phim Long tranh hổ đấu với hãng Warner Bros, đây là bộ phim đầu tiên do Mỹ và Hồng Kông hợp tác sản xuất, công chiếu ngày 19.8.1973 tại Mỹ và tạo nên cơn chấn động toàn cầu khi phát hành ra rạp. Phim được đầu tư 850.000 USD nhưng thu về hơn 200 triệu USD thời điểm đó trên thế giới. Lý Tiểu Long không bao giờ được xem phim này do đột tử vào ngày 20.7.1973 - Ảnh: Một cảnh trong phim Long tranh hổ đấu
Một đoạn viết tay của Lý Tiểu Long về phân cảnh cuối phim Long tranh hổ đấu - Ảnh: Bruce Lee Estate
Cũng năm 1973, Lý Tiểu Long khởi quay phim Trò chơi tử vong (còn gọi là Tử vong du hí). Phim đang quay nửa chừng thì Lý qua đời nên hãng Gia Hòa phải chỉnh sửa kịch bản. Trong phần đầu phim, Lý Tiểu Long đấu với Kareem Abdul-Jabbar, vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ cao 2,25 m. Phim này người ta thấy Lý sử dụng cặp côn nhị khúc. Đoạn sau, vai của Lý được một diễn viên khác đóng thế. Bộ phim còn sử dụng cảnh đám tang thật của Lý Tiểu Long. Phim công chiếu 1978. Ảnh: Cú đá song phi của Lý Tiểu Long vào Kareem Abdul-Jabbar trong phim
Lý Tiểu Long với bộ đồ màu vàng trong Trò chơi tử vong
Lý Tiểu Long viết phân đoạn quay Trò chơi tử vong - Ảnh: Bruce Lee Estate
Ngày 20.7.1973, Lý Tiểu Long qua đời tại Hồng Kông vì chứng phù não. Ngày 25.7.1973 tang lễ Lý Tiểu Long được tổ chức tại Hồng Kông và có hơn 25.000 người tới dự. Sau đó thi hài anh được đưa về Mỹ, an táng tại Seattle, bang Washington. Ảnh: Hơn 25.000 người dự đám tang Lý Tiểu Long ở Hồng Kông, ngày 25.7.1973 - Ảnh: bruceleefansite
Đám tang của Lý Tiểu Long tại Seattle, bang Washington, Mỹ ngày 30.7.1973. Các bạn và diễn viên đến đưa tiễn gồm Taky Kimura, Danny Inosanto, Peter Chin, Steve McQueen, James Coburn, Chuck Norris và người em Robert Lee - Ảnh: bruceleefansite
Đám tang của Lý Tiểu Long tại Seattle, bang Washington, Mỹ ngày 30.7.1973 - Ảnh: bruceleefansite
Tượng đài Lý Tiểu Long ở Hồng Kông - Ảnh: AFP
Tượng đài Lý Tiểu Long ở khu Hoa kiều, Los Angeles, Mỹ - Ảnh: AFP
|
Bình luận (0)