Thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự thay đổi lớn. Các nhà đầu tư bất động sản trong nước đã mạnh dạn và năng động hơn trong hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tìm kiếm các quỹ đất.
Khối ngoại dẫn đầu giá trị M&A bất động sản
Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2020 và 2021. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 22,15 tỉ USD, tăng nhẹ 4,4 so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, con số này vào giai đoạn 2017-2019 ở mức khoảng 25,5-26 tỉ USD. Trong 3 quý đầu năm 2021, bất động sản là lĩnh vực thu hút FDI nhiều thứ 3 với hơn 8% tổng vốn đầu tư, đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất, phân phối điện.
Những “cú bắt tay” M&A của các doanh nghiệp ngoại gần đây đang thúc đẩy thị trường BĐS |
Theo dữ liệu của Savills, Việt Nam vẫn sẽ là địa điểm thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm tiếp theo. Cụ thể hơn ở thị trường bất động sản, hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, và vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới.
Trước đây, các nhà phát triển bất động sản trong nước có xu hướng tự xin cấp phép và thực hiện dự án; các thương vụ M&A chủ yếu thuộc về nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm lại từ các nhà phát triển dự án trong nước.
Tuy nhiên khi quy mô thị trường lớn hơn, tiềm lực của các doanh nghiệp bất động sản trong nước mạnh hơn, họ đã đủ tích lũy về nguồn lực tài chính, bộ máy, và quy trình thực hiện, thì M&A là cách nhanh chóng để mở rộng quỹ đất và hoạt động kinh doanh.
Savills Việt Nam ghi nhận hoạt động M&A dự án từ các nhà đầu tư nước ngoài không nhiều như các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp bất động sản trong nước, bởi không dễ để một dự án có thể đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, xét về giá trị giao dịch thì các thương vụ M&A có giá trị dẫn đầu lại nằm ở các thương vụ thâu tóm thực hiện bởi các nhà đầu tư quốc tế.
M&A sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
Theo Savills, trong thời gian qua, các thương vụ M&A thành công đứng về số lượng là giữa các nhà đầu tư trong nước, nhưng về giá trị giao dịch thì khối ngoại lại đang dẫn đầu.
Quỹ đất để phát triển dự án ở các khu vực vệ tinh đang có hấp lực mạnh mẽ với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Ảnh: Gamuda City (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) |
Ở góc độ các nhà đầu tư nước ngoài, không ít doanh nghiệp bất động sản ngoại đang tăng tốc tìm kiếm những quỹ đất, dự án phù hợp để mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam. Là một trong những nhà phát triển bất động sản ngoại nổi bật nhất trên thị trường, với hơn 10 kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, trong một sự kiện về đầu tư được tổ chức mới đây, Gamuda Land cho biết doanh nghiệp này đang tăng cường tìm kiếm quỹ đất mới cũng như các đối tác để cùng phát triển những dự án khu đô thị với tiêu chuẩn quốc tế.
Theo chia sẻ của ông Angus Liew - Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC), với những cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam, M&A là chiến lược quan trọng đối với doanh nghiệp này trong việc mở rộng quỹ đất tại Việt Nam. Ông Angus Liew khẳng định Tổng hành dinh Gamuda Land đã thông qua các phương án đầu tư, và sẵn sàng bỏ ra nguồn vốn lớn để thực hiện các thương vụ M&A quỹ đất, hoặc hợp tác phát triển dự án theo hình thức liên doanh, đầu tư trực tiếp… tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi dự án.
Là một tên tuổi bất động sản lẫy lừng tại Đông Nam Á, Gamuda Land gây tiếng vang với những dự án siêu đô thị ấn tượng trong khu vực. Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2007, Gamuda Land đã kiến tạo nên hai khu đô thị đẳng cấp mang tầm vóc quốc tế là Gamuda City quy mô 274 ha tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha tại quận Tân Phú, TP.HCM. Sau hơn một thập kỷ đạt được những thành công vang dội tại thị trường bất động sản Việt Nam, đại gia địa ốc Malaysia tiếp tục tiến hành kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam một cách quyết liệt, bằng việc cấp tập tìm kiếm quỹ đất mới để triển khai các dự án mới.
Ông lớn địa ốc Malaysia đang cấp tập tìm kiếm quỹ đất mới để mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: Celadon City (Q.Tân Phú, TP.HCM) |
Doanh nghiệp này khẳng định sẽ duy trì nhất quán chủ trương trở thành “nhà kiến tạo đô thị hàng đầu”, tìm kiếm cơ hội xây dựng nhiều khu đô thị hơn nữa ở Việt Nam, để có thể triển khai phương thức quy hoạch tổng thể đột phá của mình. Mặt khác, chủ đầu tư ngoại này cũng hứng thú với việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình tại Việt Nam như các dự án phức hợp cao tầng, nhà ở thương mại… “Chúng tôi nhận thấy rất nhiều tiềm năng của các khu vực xung quanh các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Vì vậy, có thể trong thời gian sắp tới, chúng tôi có thể tung ra những dự án phức hợp ấn tượng mang dấu ấn của Gamuda Land, không phải ở khu trung tâm mà là ở các thành phố vệ tinh hoặc các tỉnh lân cận”, ông Angus Liew cho biết thêm.
Với sự tham gia đông đảo và vô cùng hứng khởi của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, dự báo thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có được những trợ lực vững vàng để hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, sau hai năm “đóng băng” vì đại dịch.
Bình luận (0)