Chỉ tính riêng địa bàn TP.Thủ Đức, trong 6 tháng qua công an đã xử phạt 2.592 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, nộp kho bạc khoảng 7 tỉ đồng (so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1.062 trường hợp, tương đương 69,52%). Thực trạng này cho thấy ý thức của người dân về việc “đã sử dụng rượu bia không điều khiển phương tiện giao thông” chưa được cải thiện.
Tài xế có độ cồn 0,892 miligam/lít khí thở vẫn khẳng định “không có nhậu” và yêu cầu CSGT TP.HCM cho xem chuyên đề |
Bích Ngân |
Thượng tá Đoàn Văn Quới, Phó trưởng phòng PC08, chia sẻ rằng tài xế lái xe trong trạng thái say xỉn, không tỉnh táo là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, CSGT thường xuyên lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên tuyến đường tại TP.HCM…
Từng có thời gian theo chân các đội/trạm CSGT ghi nhận về thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, chúng tôi chứng kiến nhiều tình huống “dở khóc, dở cười”. Có tài xế khi bị CSGT lập biên bản thì “dọa”: “Xe mua cũ có 2 - 3 triệu đồng, không có giấy tờ đâu. Anh phạt nặng quá là tôi bỏ xe luôn!”. Không ít trường hợp khi năn nỉ bất thành, tài xế tỏ thái độ bức xúc, không ký biên bản khiến CSGT mất rất nhiều thời gian xử lý. Thậm chí, có những vụ tai nạn giao thông mà người gây ra tai nạn say đến mức không đứng vững khi kiểm tra nồng độ cồn…
Mặc dù quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có mức phạt tiền khá nặng đối với hành vi người chạy xe trên đường có nồng độ cồn, nhưng có vẻ biện pháp “đánh vào túi tiền” chưa đủ sức răn đe. Chính vì vậy, sau hàng loạt vụ tài xế sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, dư luận đang đặt ra vấn đề xử lý trách nhiệm hình sự người đã sử dụng rượu bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện. Nhưng trước mắt, khi mà các quy định xử lý người chạy xe vi phạm nồng độ cồn theo hướng nghiêm khắc hơn vẫn chưa được bổ sung, sự có mặt thường xuyên của CSGT xử lý “ma men” trên đường phố là điều hết sức cần thiết.
Bình luận (0)