• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Mặc áo vải cà phê có thể không tắm 3 ngày

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
26/05/2022 15:10 GMT+7

Chất liệu tự nhiên không gói gọn ở các loại vải lụa tơ tằm, gai dầu, thổ cẩm... mà công nghệ hiện đại đã mang đến những loại vải làm từ bã cà phê, vỏ hàu, sen, da tái chế… Để làm ra một chiếc áo thun cần 5 chai nhựa và 3 tách cà phê và bạn có thể mặc liên tục 2 - 3 ngày không tắm để thử nghiệm đặc tính khử mùi của vải cà phê.

Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam vừa quay trở lại với hoạt động đầu tiên là buổi hội thảo chủ đề Chất liệu tự nhiên cho thời trang và nội thất tổ chức vào sáng 26.5. Bên cạnh lụa tơ tằm và thổ cẩm thì các chất liệu mới như: Vải làm từ bã cà phê, vỏ hàu, sen, da tái chế... đem đến sự ngạc nhiên xen lẫn thích thú cho người tham dự.

Toàn cảnh buổi hội thảo Chất liệu tự nhiên cho thời trang và nội thất được tổ chức bởi Harper's Bazaar Việt Nam.

Bà Trang Lê, Chủ tịch Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam (AVIFW) cho biết sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 thì tất cả những người làm thời trang đều phải có cái nhìn khác về thời trang sau đại dịch. Chính vì thế, AVIFW đưa ra thông điệp ReFashion gửi gắm nhiều ý nghĩa, trong đó bao hàm sự thay đổi về cách nghĩ (ReThinking), thay đổi cách làm (ReInventing), thay đổi cách vận hành (ReGenerating) để tạo ra một cuộc cách mạng mới (Revolution) nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong thời trang (Sustainable Fashion).

Bà Trang Lê hy vọng sẽ có thêm nhiều hội thảo chuyên sâu về thời trang để chung tay phát triển nền công nghiệp thời trang Việt Nam.

Bên cạnh việc 6/18 nhà thiết kế sử dụng các loại vải tái chế để thực hiện bộ sưu tập thời trang trình diễn tại AVIFW 2022 thì hội thảo Chất liệu tự nhiên cho thời trang và nội thất là một nỗ lực của Ban tổ chức nhằm truyền tải sâu rộng hơn câu chuyện phát triển thời trang Việt Nam theo hướng bền vững.

Lụa tơ tằm và thổ cẩm - chất liệu tự nhiên kể chuyện văn hóa

Nói đến chất liệu tự nhiên của Việt Nam không thể không kể đến lụa tơ tằm và thổ cẩm - những chất liệu có từ lâu đời, gắn liền với vẻ đẹp, sự độc đáo và văn hóa truyền thống của người Việt. Bà Hà Thị Hoa, Giám đốc nhà máy lụa Hà Bảo đem câu chuyện phát triển lụa Việt trong hơn 10 năm hoạt động tại thủ phủ lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng đến hội thảo.

Bà Hà Thị Hoa.

Bà Hoa cho biết nhờ sự đổi mới công nghệ và xây dựng được chuỗi sản xuất bền vững nên đã có thể đưa ra thị trường nhiều loại nguyên liệu phù hợp với nhu cầu của ngành thời trang và cuộc sống, bao gồm cả ngành nội thất. Hiện tại Hà Bảo Silk có nhà máy dệt lụa tơ tằm lớn thứ 2 tại Lâm Đồng và đã xuất khẩu lụa Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Lụa tơ tằm rất tốt cho sức khỏe và được ví như làn da thứ 2 của người mặc. Trang phục từ vải lụa mang đến sự thoải mái dễ chịu, ấm áp trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Ngoài việc được các nhà thiết kế, các doanh nghiệp may mặc sử dụng thì việc người tiêu dùng chọn mặc lụa Việt chính là hành động cụ thể giúp bảo tồn nghề truyền thống, tạo thu nhập tốt cho nông dân và góp phần phát triển các vùng sâu vùng xa...

Dành nhiều thời gian tìm hiểu và mang đến những tinh hoa văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong những tấm vải thổ cẩm của người dân tộc Lào ở Điện Biên, đại diện tạp chí Harper's Bazaar Việt Nam nêu lên thực trạng: “Các kỹ thuật nhuộm và dệt vải của người dân tộc được truyền thừa qua nhiều thế hệ mà chưa có ghi chép cụ thể để lưu trữ cho con cháu thế hệ sau này”.

Nghệ nhân Lò Thị Viên người dân tộc Lào ở Điện Biên được mời về TP.HCM trình diễn cách dệt vải thổ cẩm. Chị Viên mặc trang phục dân tộc Lào với những họa tiết được dệt tay tỉ mỉ, tinh xảo gây trầm trồ.

Vải cà phê, hàu, sen... chất liệu thời trang bền vững từ vật liệu tái chế recycle

Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Founder và Giám đốc nhà máy dệt vải Faslink mang đến những chia sẻ lý thú về nguồn chất liệu cho thời trang bền vững với sự kết hợp của rác chai nhựa (chai PET) và những phần bỏ đi của cà phê, hàu và sen. Sau các dự án hợp tác cùng phòng lab nghiên cứu tại Đài Bắc, Faslink đưa về Việt Nam các loại vải sợi làm từ tre, cà phê, vỏ hàu và sen với nhiều đặc tính ưu việt.

Bà Trần Hoàng Phú Xuân có 12 năm đi theo con đường sản xuất và cung cấp chất liệu thời trang bền vững.

Bà Xuân cho biết trong bã cà phê có nguồn xenlulose (cellulose) dồi dào. Cụ thể, trong mỗi tách cà phê có đến 99,8% là bã cà phê sẽ trở thành rác. Nguồn rác này tạo ra khí metan - là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Bằng công nghệ polyme hóa, bã cà phê được kết hợp cùng chai nhựa cũ làm ra vải sợi cà phê. Công nghệ polyme hóa giúp vải cà phê giữ lại được hầu hết các tính năng của cà phê - đặc tính co giãn tự nhiên giúp thoải mái vận động, hút ẩm tốt, mỏng nhẹ nhanh khô, chống nắng, chỉ số làm mát cao và đặc biệt là tính năng khử mùi cơ thể đặc biệt hiệu quả. Các tính năng này được bảo toàn trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm. Hiện tại sau 6 năm giới thiệu, thị trường Việt Nam đã có các sản phẩm áo thun polo, áo sơ mi, vớ (tất) và đồ lót làm từ vải cà phê.

"Cần 5 chai nhựa và 3 tách cà phê để làm ra một chiếc áo thun polo. Bạn có thể mặc áo hoặc mang vớ 2 - 3 ngày không tắm để tự mình kiểm tra đặc tính khử mùi cơ thể của áo làm từ vải cà phê", bà Xuân đề nghị.

Trong khi đó, vải sợi hàu được kết hợp từ chai nhựa tái chế và vỏ hàu nghiền mịn bằng công nghệ nano hóa. Vải sợi hàu có tính năng chống nắng, nhanh khô và chống tĩnh điện.

Vải sen được làm từ thân, lá và hoa sen, có đặc tính tự làm sạch bề mặt, chống bám bẩn hiệu quả, bề mặt vải siêu mượt và có độ co giãn tốt.

Da tái chế - ý tưởng nảy sinh vì thiếu nguồn nguyên liệu

"Nếu các vật phẩm đều có kết thúc cuối cùng là trở thành rác, chúng ta không thể sản xuất thêm nếu không tái chế đồ vật cũ", ông Mario Ferrari đến từ thương hiệu Prodotti Alfa (Italia) cho biết. Ông hình dung những bãi rác chôn lấp chính là hình ảnh của những nấm mồ chết chóc và chỉ có tái chế mới là cách để tái sinh nguyên liệu tiếp tục đưa vào sản xuất.

Da tái chế được giới thiệu với độ dày mỏng, màu sắc... đa dạng.

Ông Mario Ferrari cho biết Prodotti Alfa có ý tưởng tái chế da từ 60 năm trước và lý do khi ấy là vì thiếu nguyên liệu sản xuất chứ không phải để bảo vệ môi trường như hiện tại: "Chúng tôi bắt đầu bằng nguồn da vụn của quá trình sản xuất, kết hợp 20% da tự nhiên + 60% da tái chế và 10% dầu để làm ra những tấm da tái chế có đặc tính tương tự như da tự nhiên".

“Nếu luôn luôn dùng vật liệu mới khi sản xuất ra một mặt hàng nào đó thì đó là sự không bền vững”, ông Mario cho biết.

Da tái chế Corium vẫn có thể được tái chế lần nữa để đưa vào sản xuất.

Ông Enrico Padula, Tổng lãnh sự Italia tại TP.HCM nhấn mạnh rằng tính bền vững là sự phục hồi, tái chế theo nhiều cách khác nhau với sự hỗ trợ của công nghệ. Ông đặt ra câu hỏi vì sao Việt Nam có rất nhiều nhà thiết kế giỏi nhưng số người nổi tiếng trên toàn thế giới khá hiếm hoi? Câu hỏi này sau đó được ông Mario Ferrari lý giải rằng vì Việt Nam thiếu nguồn chất liệu. Trên thực tế ngoài các chất liệu truyền thống, rất khó có thể tìm được ở Việt Nam những chất liệu có thể cạnh tranh với các quốc gia có nền thời trang phát triển lâu đời như Ý, Pháp… Tuy nhiên, những hoạt động như buổi hội thảo này có thể truyền cảm hứng cho những người trẻ trong ngành thời trang Việt hôm nay.

Túi xách tay làm từ da tái chế của Prodotti Alfa còn được giới thiệu tại buổi ký kết thỏa thuận hợp tác của AVIFW và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu(EuroCham) ngày 24.5.2022 nhằm thúc đẩy thời trang Việt Nam phát triển.

Bên cạnh các chia sẻ về chất liệu tự nhiên cho thời trang và nội thất như: Vải cà phê, hàu, sen, lụa, thổ cẩm và da tái chế, đại diện từ đơn vị chuyên sản xuất túi xách và vật phẩm từ da Meraki FV (Bình Dương) cũng mang đến những thông tin lý thú về quy trình sản xuất hàng thời trang số lượng lớn theo hình thức ODM.

Ảnh: Phước Lộc team

Top
Top