Ung thư hiện là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất, điều trị phức
tạp và chi phí lớn. Đáng lo ngại, số ca mắc mới ngày càng tăng cao, ước
tính năm 2020 lên tới 200.000 ca.
Suy nghĩ lạc quan này đã giúp cô có thái độ sống tốt hơn và kéo dài được cuộc sống lâu hơn.
Abouelseoud đã được chẩn đoán bị ung thư vú giai đoạn 3 vào tháng 6.2016.
Mười ngày sau, cô lại được các bác sĩ cho biết cô còn bị ung thư Hodgkin, một loại ung thư hệ bạch huyết.
Ung thư Hodgkin là một ung thư không phổ biến, xuất hiện ở hạch bạch huyết rồi sau đó lan dần theo thứ tự đến các hạch khác như lách, gan và tủy xương. Người trẻ ở độ tuổi 20 hay lớn hơn (ở độ tuổi 70) cũng đều có thể bị ung thư này, Daily Mail trích dẫn lời của các bác sĩ.
Một nghiên cứu kéo dài 9 năm của ba nhà khoa học đã tạo bước đột phá quan trọng trong nghiên cứu ung thư khi làm sáng tỏ hiện tượng mà tế bào ung thư phá vỡ đường, kích thích sự phát triển khối u.
Giống như những bệnh nhân ung thư khác, lúc đầu khi biết bị bệnh, Abouelseoud cũng trở nên suy sụp và mất hết hy vọng. Tuy nhiên, sau đó, cô nhận ra mình cần phải thay đổi thái độ và suy nghĩ tích cực hơn vì điều này sẽ có thể giúp cô sống lâu hơn.
“Tôi không còn sợ hãi và giờ tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được tận hưởng cuộc sống”, Abouelseoud nói với Daily Mail.
Đến giờ, sau hơn 1 năm phát hiện ra bệnh, Abouelseoud vẫn sống. Cô nghĩ mỗi ngày mới là một cơ hội để thay đổi cuộc sống. Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển có thể giúp được nhiều trong việc điều trị bệnh của cô.
“Tôi nhận ra tôi vẫn may mắn khi đã được phát hiện bị ung thư và làm phẫu thuật vì có nhiều người bị bệnh nhưng lại không biết”, Abouelseoud nói với Daily Mail.
Ung thư đã làm thay đổi mọi thứ từ hình dạng bề ngoài đến lối sống của cô. Cô ăn nhiều rau và trái cây hơn. Cô cũng đã ngừng uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra, cô bắt đầu tập thể dục và đi bộ trên bãi biển nhiều hơn. Quan trọng nhất là cô đã loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu.
Bình luận (0)