• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Mắc lao tinh hoàn nhưng bị chẩn đoán là... ung thư tinh hoàn

Ngọc Quý
Ngọc Quý
26/02/2019 08:09 GMT+7

Người đàn ông bị đau tinh hoàn trái dữ dội và phát hiện một khối u ở tinh hoàn. Khi điều trị bằng thuốc kháng sinh không khỏi, các bác sĩ đã chẩn đoán nhầm bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn.

Người đàn ông đến một bệnh viện ở thị trấn Frimley (Anh) trong tình trạng tinh hoàn trái bị đau dữ dội suốt 4 ngày. Các triệu chứng kèm theo là mệt mỏi, sốt và sụt cân, theo Daily Mail.
Sau khi kiểm tra khối u có đường kính khoảng 4 cm, các bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm mào tinh hoàn. Bệnh nhân được kê kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh lại không hiệu quả. Các bác sĩ lo rằng người đàn đã bị ung thư tinh hoàn.
Thế nhưng, khi bệnh nhận giải thích rằng anh bị đau lưng cùng một số triệu chứng khác, các bác sĩ mới nghi ngờ đó là lao tinh hoàn.
Họ đã phân tích dịch tinh hoàn và xác nhận người đàn ông bị lao tinh hoàn. Sau 6 tháng điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau, người đàn ông đã hết đau lưng và đã khỏi bệnh.
Thông thường, vi khuẩn lao sẽ tấn công phổi. Nhưng trong một số ít trường hợp, vi khuẩn lao lại tấn công tinh hoàn, gây bệnh lao tinh hoàn.
Bệnh lao tinh hoàn rất hiếm. Trong năm 2016 ở Anh, cả nước chỉ có 89 trường hợp bị lao tinh hoàn, theo Daily Mail.
Các bác sĩ có thể dễ chẩn đoán nhầm ung thư tinh hoàn và lao tinh hoàn, vì chúng có nhiều triệu chứng giống hệt nhau. Do đó, lao tinh hoàn thường bị phát hiện muộn và đe dọa tính mạng.
Các thống kê cũng cho thấy có gần 70% bệnh nhân bị lao tinh hoàn phải cắt bỏ một bên tinh hoàn một cách không cần thiết do bác sĩ chẩn đoán nhầm là ung thư tinh hoàn, theo Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.