Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và đổi mới Malaysia, ông Madius Tangau cho biết chuyến đi có ý nghĩa quan trọng. Theo ông Tangau, Biển Đông là nơi cung cấp nguồn protein lớn nhất cho người dân Malaysia.
"Họ khởi hành trên ba chiếc tàu và sẽ thu thập thông tin cần thiết cho chính phủ trước khi chính phủ đưa ra các chính sách liên quan đến biển cũng như quản lý thuỷ sản theo hướng bền vững, bảo vệ và bảo tồn rạn san hô", Bộ trưởng Tangau nói với các nhà báo địa phương tại Trung tâm thủy văn quốc gia, Borneo Post dẫn lại từ Bernama.
Đây là chuyến đi nghiên cứu lần thứ hai của các nhà khoa học Malaysia. Chuyến đi đầu tiên tiến hành hồi năm 2009.
Bên cạnh những tác động của biến đổi tự nhiên, môi trường sinh thái Biển Đông bị huỷ hoại nặng nề bởi những hoạt động cải tạo rạn san hô, bãi cạn và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở các bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng hệ sinh thái Biển Đông sẽ biến dạng nghiêm trọng nếu các hoạt động trên vẫn tiếp diễn. Hậu quả lớn nhất mà con người gánh chịu chính là sự cạn kiệt nguồn thuỷ sản, thực phẩm chính cho người dân ở các nước trong vùng.
Bình luận (0)