Kể từ khi Trung Quốc bộc lộ rõ ràng ý đồ đẩy mạnh tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông, Mỹ đã thể hiện cũng rất rõ ràng thái độ phản đối
và có những hành động chứng tỏ không nói suông.
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ |
Những hành động này có việc đưa tàu chiến áp sát một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp trong quần đảo Trường Sa. Washington muốn cho Bắc Kinh thấy điều mình cần là tự do hàng hải.
Mới đây nhất, dù mục đích và cách thức không khác ở Trường Sa, nhưng Mỹ đã gây bất ngờ với lần đầu tiên triển khai tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Việc này cho thấy Mỹ đến nay nhất quán trong thể hiện thái độ và hành động đối phó những hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này còn liên quan đến kết quả chuyến đi mới rồi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Ở Lào còn chút khả dĩ chứ ở cả Campuchia lẫn Trung Quốc, ông Kerry xem ra đã không thành công cho lắm. Ông đã không thể thuyết phục Campuchia thay đổi quan điểm tương đồng với Trung Quốc về Biển Đông và không thể đạt mục tiêu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm luật pháp quốc tế tại đây. Cả mong muốn Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng nổi trội của mình đối với CHDCND Triều Tiên để nước này không tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như trở lại bàn đàm phán cũng không được đáp ứng.
Vì thế, Washington lại hành động thách thức Bắc Kinh để gây áp lực và tăng cường răn đe, cảnh báo. Làm găng thêm chút để tránh vòng xoáy leo thang căng thẳng và ăn miếng trả miếng mới.
Bình luận (0)