Ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, chỉ ra mâu thuẫn khi nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao nhưng Nghị quyết 19 của T.Ư yêu cầu giảm biên chế 10% từ nay đến năm 2021. Với Phú Thọ, như vậy sẽ phải giảm hơn 2.400 GV.
Trong khi đó, hiện nay GV mầm non thiếu rất gay gắt. Từ thực tế đó, ông San cho rằng vấn đề đặt ra là thực hiện bài toán giảm biên chế GV thế nào trong khi số học sinh tăng lên? Con đường duy nhất là chuyển từ mô hình trường học từ công lập trong tư thục.
Chính sách của nhà nước về vấn đề này không rõ. “Đề nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT tính toán để giảm biên chế nhưng không đẩy các thầy các cô “ra ngoài đường”, GV vẫn phải có việc làm và người có nhu cầu học vẫn có người dạy”, ông San nói.
tin liên quan
Không nên giảm biên chế bằng biện pháp hành chínhTheo bà Giang, hiện nay nghị quyết của T.Ư là không được hợp đồng lao động nếu địa phương đó đã sử dụng hết biên chế. Tuy nhiên, nếu không hợp đồng lao động thì lấy đâu GV mà dạy cho học sinh?
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vấn đề biên chế được các đại biểu phản ánh rất đúng thực tế và đã từng được đưa vào một phiên thảo luận chính thức của Chính phủ. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT báo cáo kỹ, tổng thể về vấn đề này.
Tuy nhiên, ông Đam khẳng định: “Nghị quyết 19 không bắt cắt 10% GV. Nếu thực hiện máy móc điều này là chưa chuẩn xác. Việc cắt giảm biên chế tập trung chủ yếu trước hết vào biên chế gián tiếp, còn GV thì tinh thần chung là phải đủ. Việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp để tinh giản biên chế phải được thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sĩ số không đông hơn, đảm bảo chất lượng. GV dạy môn nào thì phải có đủ GV môn ấy, cấp học ấy. Không thể thiếu GV môn này thì điều GV môn kia sang dạy, thiếu GV cấp học này, điều GV cấp học khác xuống dạy”.
Bình luận (0)