'Mây châu chấu' đe dọa Đông Phi, dân chúng hoang mang lo tận thế

26/01/2020 23:30 GMT+7

Kenya đang đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua khi hàng tỉ con tràn vào nước này từ Somalia và Ethiopia. Hai nước này cũng chưa chứng kiến nạn côn trùng như thế trong suốt ¼ thế kỷ.

AFP dẫn ước tính của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cho thấy một bầy châu chấu ở Kenya, một quốc gia Đông Phi, bao phủ diện tích khoảng 2.400 km2 (diện tích gần bằng Moscow).
Điều đó có nghĩa là mỗi bầy có thể chưa đến 200 tỉ con châu chấu, mỗi con ngốn lượng lương thực bằng trọng lượng của nó mỗi ngày.
“Ngô, lúa miến, đậu đũa, chúng ngốn sạch mọi thứ”, một nông dân tên Ndunda Makanga kể lại sau khi dành nhiều giờ trong ngày cố xua châu chấu khỏi nông trại của mình, theo AP hôm 26.1.
Nếu không kịp thời kiểm soát, FAO ước tính số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần vào tháng 6, và lan sang Uganda, Nam Sudan, gieo rắc thảm họa lương thực cho một trong những khu vực nghèo nhất thế giới.

Châu chấu đang gieo rắc thảm họa cho dân Kenya và các nước xung quanh

Reuters

“Chúng ta phải hành động nhanh chóng”, AFP dẫn lời ông David Phiri của FAO, trong lúc tình trạng hoang mang trong dân chúng lan rộng buộc một chuyên gia phải trấn an rằng đây không phải là dấu hiệu tận thế.
Hiện cần thêm khoảng 70 triệu USD để đẩy mạnh chiến dịch phun thuốc trừ sâu diệt châu chấu, hiện là phương thức hiệu quả duy nhất để diệt loài côn trùng có hại này, theo LHQ.
Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng, đặc biệt đối với Somalia, nơi một số khu vực vẫn còn mắc kẹt trong vòng vây kiểm soát của tổ chức khủng bố cực đoan al-Shabab có dính líu với al-Qaeda.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.