Mẹ nhiễm HIV hiến gan cứu sống con gái

05/10/2018 13:41 GMT+7

Không muốn nhìn con gái chết vì bệnh gan, một người mẹ nhiễm HIV (ở Nam Phi) phải đưa ra một quyết định mạo hiểm hiến tặng gan của mình để ghép cho con.

Với quyết định trên, con gái của cô có thể bị lây truyền vi rút HIV từ gan hiến tặng này.
Tuy nhiên, theo nhận định của các bác sĩ, cơ may cứu sống em bé cao hơn nguy cơ bị lây nhiễm. Vì vậy, họ chấp nhận gan của người mẹ và thực hiện phẫu thuật ghép gan để bé có thêm một cơ hội sống.
Sau ca phẫu thuật ghép gan được thực hiện vào năm 2017, họ phát hiện kháng thể HIV trong cơ thể bé và nghĩ rằng cô bé chắc đã bị lây truyền, theo Daily Mail ngày 4.10.
Tuy nhiên, bây giờ, kết quả kiểm tra lại cho thấy kháng thể đó không còn trong cơ thể bé nữa.
Hiện tại, cả người mẹ và con gái đều phục hồi khỏe mạnh.
Đến hiện tại, bé gái vẫn chưa thể biết được liệu vi rút HIV có bị lây truyền cho bé chưa, theo các bác sĩ của Trung tâm Y tế Wits Donald Gordon (ở Johannesburg, Nam Phi) thực hiện ca phẫu thuật cho biết.
Nam Phi có hơn 7 triệu người bị nhiễm HIV và thực hiện chương trình điều trị thuốc kháng vi rút ở một phạm vi rộng nhất trên thế giới.
Mặc dù chương trình cho phép nhiều người bị nhiễm HIV sống lâu và khỏe mạnh hơn nhưng việc người nhiễm hiến tặng tạng vẫn còn đang tranh luận và chưa có một hướng dẫn nào cho việc này cả.
Trong trường hợp của bé gái trên, gan của người mẹ là niềm hy vọng tốt nhất cho cô bé vì gan của cô bé đã bị suy một cách nhanh chóng, theo Daily Mail.
Hiện tại, cô bé đang được dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm để giúp bé không bị nhiễm HIV.
Các chuyên gia của Đại học Witwatersrand giải thích cô bé phải được cho uống thuốc để ngăn cản sự lây nhiễm HIV trước khi thực hiện phẫu thuật. Việc hiến tặng như vậy chỉ được thực hiện khi nước đó thật sự không có gan được người bình thường hiến tặng, theo Fox News.
“Rõ ràng, cô bé sẽ mất nếu ca phẫu thuật không được thực hiện và chúng tôi tin vào khả năng vào thành công và hiệu quả của chương trình điều trị bằng thuốc kháng vi rút đang mang lại. Vì vậy, quyết định mạo hiểm để cứu sống cô bé cũng nên làm”, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia (Mỹ) nói với Daily Mail.
Tương lai của cô bé sẽ vẫn là điều gì đó không thể nói được trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cả cô bé và mẹ cô bé hiện tại đang sống khỏe mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.