Mẹo để bảo vệ phổi trong mùa dịch bệnh Covid-19

Thiên Lan
Thiên Lan
14/02/2021 09:12 GMT+7

Vì phổi là cơ quan chịu trách nhiệm hô hấp và là một trong những điểm tiếp xúc đầu tiên với các chất ô nhiễm, nên chúng có nguy cơ mắc bệnh và tổn thương cao nhất do ô nhiễm không khí, theo Times Now News .

Điều khiến mọi người lo lắng là mức độ ô nhiễm môi trường đang gia tăng ở các thành phố lớn. Ô nhiễm không khí có thể trở nên tệ hơn sau mùa lễ tết, khi mọi người đi làm lại.
Nhiều người nhận thức được ô nhiễm không khí có thể gây hại cho phổi, nhưng họ không lường hết được mức độ nguy hiểm và chưa biết cách để bảo vệ phổi an toàn.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phổi như thế nào?

Một người có thể bị hen suyễn, thở khò khè, đau ngực và thậm chí là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu họ hít phải các chất ô nhiễm trong không khí vì những chất này có thể gây kích ứng đường hô hấp. Ô nhiễm không khí và khói bụi cũng có thể dẫn đến ung thư phổi, đau tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Mọi người cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh, viêm amiđan, viêm xoang.
Các triệu chứng phổ biến là ho, chảy nước mũi, đau họng, hắt hơi. Những triệu chứng này cũng có thể trùng với triệu chứng của COVID-19, làm gia tăng căng thẳng cho mọi người.
Nhiều người cũng có thể bị viêm phổi, bệnh lao, dẫn đến khó thở và tức ngực. Ngoài ra, trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể bị ung thư phổi, theo Times Now News.

Phải làm gì để giữ an toàn khỏi ô nhiễm không khí?

Sử dụng khẩu trang để bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí Shutterstock

Sử dụng khẩu trang để bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí

Ảnh: Shutterstock

 
• Sử dụng khẩu trang.
• Bệnh nhân hen suyễn nên tránh xa nơi ô nhiễm và luôn có sẵn thuốc và ống hít.
• Bỏ thuốc lá.
• Nên ăn các thực phẩm giàu a xít béo omega-3 như quả óc chó, bông cải xanh, táo, đậu vì chúng giàu chất chống ô xy hóa và tốt cho phổi. Bổ sung hạt tiêu, nghệ, bí đỏ, gừng và rau xanh vào chế độ ăn uống.
• Hạn chế đồ ăn mặn, cay, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có ga.
• Duy trì hoạt động thể chất: vận động và thực hiện các bài tập để tăng cường sức bền cho phổi. Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền để không bị căng thẳng. Thỉnh thoảng nên xông hơi.
• Những người bị bệnh phổi mạn tính, nếu có các triệu chứng của cấp tính thì cần nhanh chóng đi khám ngay. Chậm trễ cũng có thể gây tử vong.
• Bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính nên tiêm ngừa cúm và vắc xin phế cầu trước khi mùa lạnh bắt đầu, theo Times Now News.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.