Theo Microsoft, hãng công nghệ phần mềm này đã hợp tác cùng hãng phim Warner Bros lưu trữ thành công bộ phim Superman 1978 trên một mảnh thủy tinh nhỏ có kích thước 75x75x2mm. Với bước phát triển này bộ phim có thể lưu trữ trong nhiều thế kỷ tiếp theo.
|
Dự án của Microsoft với tên gọi Silica sử dụng tia laser và trí tuệ nhân tạo để lưu trữ dữ liệu trên thủy tinh. Laser sẽ mã hóa các dữ liệu trong thủy tinh bằng cách tạo ra các lớp và hình dạng nano ba chiều ở các góc và độ sâu khác nhau. Các thuật toán sẽ giải mã thành hình ảnh khi ánh sáng phân cực chiếu qua kính.
Microsoft đã nghiên cứu về khả năng dùng thủy tinh để lưu trữ từ năm 2016 với sự hợp tác cùng trung tâm nghiên cứu điện tử quang học của Đại học Southampton (Anh). Với mục đích tìm ra một giải pháp mới để lưu trữ dữ liệu trong thời gian cực dài.
|
Ở thử nghiệm lưu trữ của Microsoft các tấm thủy tinh có khả năng chịu đựng được nhiệt độ trên 500 độ C, không sợ ẩm hay cọ rửa và rất khó để phá hủy. Các dữ liệu trên kính vẫn sẽ còn nguyên bởi chúng được lưu trữ bên trong thay vì ở ngoài bề mặt.
Hầu hết mọi người thường nghĩ việc giữ các bộ phim hay những tấm ảnh bằng cách lưu trữ trên các đám mây công nghệ. Nhưng hiện tại chúng thường được lưu trữ trên băng từ, chíp hay các ổ cứng riêng biệt của các công ty lưu trữ. Tuy nhiên một thảm họa có thể xóa sổ chúng, dự án Silica như một biện pháp để giải quyết mối lo ngại trên.
Bình luận (0)