Theo Giáo sư Chris Toumazou thì khi bệnh nhân nhập viện nhưng không cần phẫu thuật, chưa được xác định là trường hợp khẩn cấp thì cứ mỗi 4 giờ mới được theo dõi sinh hiệu một lần. Quy trình này chưa hoàn hảo vì diễn biến xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, miếng dán kỹ thuật số liên tục theo dõi sinh hiệu bệnh nhân sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng nhanh chóng nhận ra các tín hiệu bất thường và có cách xử lý thích hợp ngăn ngừa biến chứng.
Dữ liệu thu thập qua miếng dán trên cơ thể bệnh nhân được truyền đến một máy thu nhỏ gắn trên tường gần với giường người bệnh, rồi chuyển tiếp đến phòng trực của nhân viên y tế. Thiết bị này cũng cung cấp các tùy chọn để chỉ theo dõi một vài sinh hiệu riêng biệt như nhịp tim, nhịp thở… của một số trường hợp riêng biệt. Khi đọc được những tín hiệu bất thường nó sẽ nhanh chóng đưa ra cảnh báo.
Thiết bị theo dõi đã được thử nghiệm tại Bệnh viện St Mary ở London trên 50 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật hoặc không thuộc trường hợp khẩn cấp. Hiệu quả của loại thiết bị mới được so sánh với máy MP 30 thông dụng có chức năng theo dõi trực tiếp. Theo đó, dữ liệu miếng dán thu thập được một cách chính xác nhưng rất cơ động giúp các nhân viên y tế theo dõi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chi phí của miếng dán kỹ thuật số loại này cũng rất rẻ vì chỉ chưa đến 35 bảng Anh so với máy MP 30 có giá hàng ngàn bảng mà lại cồng kềnh.
Tiến sĩ Kahmal Ahmed - một trong số các nhà khoa học tham gia thử nghiệm - nhận định miếng dán theo dõi sinh hiệu giúp bệnh nhân thoải mái hơn hẳn loại máy móc truyền thống, đặc biệt là các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.
Theo báo Daily Mail thì miếng dán theo dõi sinh hiệu kỹ thuật số này đã được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng tại Mỹ và Anh.
Song Mai
>> Những thói quen gây hại cho răng
>> Ngừa tăng cân và biến chứng sản khoa cho thai phụ
Bình luận (0)