Mô hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Việt Nam được tham khảo tại quốc gia khác

Liên Châu
Liên Châu
11/11/2022 12:25 GMT+7

Tiêm chủng lưu động tiếp cận với người dân vùng khó khăn tại Việt Nam là một trong những mô hình được chia sẻ tại các quốc gia đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 .

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), dự án “Hỗ trợ kỹ thuật triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam" (dự án) đã được triển khai từ tháng 1 - 9.2022, do USAID (Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ) viện trợ, hỗ trợ trong phòng, chống đại dịch Covid-19.

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cán bộ dự án Momentium và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La giám sát tiêm chủng tại Trung tâm Y tế H.Phù Yên (Sơn La) tháng 6.2022

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH SƠN LA

Hoạt động này trong khuôn khổ dự án Momentum toàn cầu về “Chuyển đổi và công bằng cho tiêm chủng thường xuyên của USAID” với mục tiêu giải quyết những khó khăn làm sụt giảm tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên; tăng cường tiếp cận tiêm chủng cho trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật cho 5 tỉnh vùng sâu, vùng xa, các khu vực khó tiếp cận, gồm: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng NamNinh Thuận. Trong 9 tháng triển khai, 4.700 cán bộ trong và ngoài y tế đã được tập huấn về kỹ thuật và an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Đặc biệt, dự án đã giúp các địa phương phát hiện và thống kê được 1,7 triệu người sống trong vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ, từ đó 1.318 điểm tiêm lưu động đã được tổ chức, qua đó tiêm 738.000 liều vắc xin Covid-19 cho những đối tượng khó khăn.

Các cán bộ y tế ở 5 tỉnh đã được trang bị những công cụ hữu ích do dự án phát triển như: công cụ lập kế hoạch chi tiết; hệ thống báo cáo các chỉ số hàng ngày theo quy định của Bộ Y tế, cũng như cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả của các cán bộ y tế và ngoài y tế.

Sau dự án, ban điều hành dự án đã biên soạn “Tài liệu hướng dẫn tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19” giúp chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trong việc nhân rộng ra các tỉnh, thành khác; là tài liệu tham khảo hữu ích cho các quốc gia khác đang trong giai đoạn đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Ông Bradley Bessire, Phó giám đốc USAID tại Việt Nam, đánh giá nền tảng cho thành công của USAID Momentum là quan hệ đối tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương để triển khai các hoạt động phù hợp với nhu cầu riêng của từng tỉnh tại 5 tỉnh triển khai dự án; các tỉnh này đã tiếp nhận hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Kết quả dự án sẽ là cơ sở để xem xét duy trì; đồng thời mở rộng ra các địa phương khác tại Việt Nam.

GS Đặng Đức Anh (bên trái, hàng đầu) bàn giao các sản phẩm của dự án cho đại diện đơn vị hỗ trợ, viện trợ triển khai dự án

THÚY ANH

“Dự án đóng góp trong việc nâng cao năng lực của đội ngũ y tế, ngoài y tế bao gồm hỗ trợ công tác lập kế hoạch chi tiết một cách hiệu quả, tăng cường tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19, đảm bảo tổ chức tiêm an toàn hiệu quả, không để xảy ra phản ứng phụ không mong muốn trong toàn bộ quá trình tiêm, triển khai và tiếp cận các nhóm đối tượng khó tiếp cận nhằm đạt mục tiêu bảo phủ tiêm chủng vắc xin Covid-19 đã được Chính phủ đề ra.

Thành quả đó có được còn nhờ sự vào cuộc, chỉ đạo triển khai quyết liệt của của UBND các địa phương”.

GS - TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.