Trả lời Thanh Niên, ông Đặng Tự Ân, nguyên chuyên gia trưởng của dự án VNEN cũng đã chỉ ra một số bất cập, đồng thời kiến nghị giải pháp khắc phục trong năm học tới.
Ông Ân cho biết: VNEN đã thay đổi cách dạy học chủ yếu là “giáo viên (GV) nói và học sinh (HS) nghe, chép bài” bằng “GV hướng dẫn và HS tự học”. Thay đổi cách dạy là như vậy, nhưng khi thực hiện cần linh hoạt, phải làm từ từ, theo từng giai đoạn và tùy thuộc vào đối tượng cụ thể HS...
Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, năng lực tự học được coi là 1 trong 10 năng lực cần phải có của HS. Chính vì vậy, trách nhiệm của mỗi GV là phải rèn luyện bản thân để có thể hoàn thành nhiệm vụ phát triển tốt nhất các năng lực cho HS.
Với những ưu điểm như vậy, theo ông, tại sao VNEN vẫn bị phản đối ở một số địa phương?
Có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, hoạt động truyền thông để thay đổi nhận thức về VNEN làm chưa tốt, chưa đầy đủ, đôi khi chưa chính xác. Chỉ chú ý đối tượng trong các nhà trường (mà làm cũng chưa thật tốt), ít chú ý tới đối tượng rộng lớn khác trong xã hội. Vì thế, cá biệt còn có một số lãnh đạo chính quyền địa phương do chưa có điều kiện tìm hiểu đầy đủ bản chất của mô hình nên chưa đồng tình, ủng hộ khi triển khai VNEN.
Thứ hai, tập huấn bồi dưỡng GV chưa làm đủ, nên hiệu quả hạn chế, dẫn đến một bộ phận GV, nhất là những GV năng lực chuyên môn hạn chế, chưa hiểu rõ và chưa nắm vững đầy đủ phương pháp dạy học VNEN.
|
Có ý kiến cho rằng sau khi kết thúc dự án thì đang trong tình trạng bị “đem con bỏ chợ” khiến cho việc đổi mới về phương pháp dạy học ở bậc tiểu học bị dang dở. Ông có thể giải thích gì về lo lắng chính đáng này?
Tôi không nghĩ VNEN đang “thất bại”, “vỡ trận” hay “đem con bỏ chợ” như một số ý kiến cá nhân một số người. Nói như một giám đốc sở GD-ĐT của một TP lớn, khi trả lời phỏng vấn với báo chí, rằng: “Bản chất VNEN là cùng nội dung chương trình hiện hành như nhau, chỉ đổi mới phương pháp tổ chức dạy học tại lớp, vì thế không có gì là ghê gớm cả”. Vì thế, thay vì lo lắng, tôi kiến nghị với Bộ GD-ĐT: Cần sớm công bố báo cáo đánh giá độc lập về tác động VNEN của Ngân hàng Thế giới (WB). Tôi được biết đây là cuộc khảo sát có quy mô và bài bản và đã đưa rất nhiều bằng chứng khoa học thực tiễn và rất xác đáng. Bộ cũng chính thức thông báo tới các địa phương kết quả khảo sát VNEN cũng như kết quả đánh giá về tài liệu hướng dẫn học của VNEN. Các kết quả báo cáo này sẽ là kết luận đánh giá tổng quan về VNEN. Những vấn đề cụ thể khác trong quá trình triển khai VNEN sẽ tìm các giải pháp khắc phục một cách riêng lẻ, phù hợp với từng địa phương.
Bên cạnh đó, các vụ chuyên môn của Bộ cần sớm có kế hoạch tổ chức ngay việc bồi dưỡng, tập huấn lại cho các trường, các địa phương đang tổ chức dạy học theo VNEN.
tin liên quan
Vũng Tàu kiến nghị chưa mở rộng chương trình VNENNgày 25.7, Thành ủy Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã có kết luận về việc triển khai mô hình trường học mới (VNEN) năn học 2016 - 2017 trên địa bàn thành phố.
Ngành GD-ĐT đang chuẩn bị cho cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó sẽ có một chương trình giáo dục phổ thông mới hoàn toàn. VNEN sẽ tiếp tục ra sao ở chương trình giáo dục phổ thông mới hay thí điểm dang dở như nhiều người lo ngại?
Triển khai phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục trong VNEN là một biện pháp, một cách tiếp cận cụ thể mục tiêu giáo dục trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì thế, những trường áp dụng hiệu quả VNEN, sẽ là đi trước, là lợi thế khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, có một chương trình và nhiều sách giáo khoa, chúng tôi hy vọng rằng rút kinh nghiệm (cả ưu điểm và hạn chế) từ tài liệu hướng dẫn học của VNEN, bộ sách mới sẽ được viết theo hướng tăng cường hỗ trợ cho GV và HS dạy và học chủ động, tích cực, sáng tạo sẽ được trình Bộ GD-ĐT thẩm định, để lưu hành trong các trường phổ thông.
Bình luận (0)