Khi độ phủ internet ngày một rộng hơn và tốc độ nhanh hơn, mua sắm trực tuyến (shopping online) ngày càng phổ biến với nhiều người.
|
Hội nhập quốc tế càng sâu, đời sống càng phát triển người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn ngoài những trang Thương mại điện tử trong nước, các trang mua sắm online ở nước ngoài cũng trở thành “mối quen” của những khách hàng sành điệu, có kiến thức về mua sắm trực tuyến cũng như trình độ ngoại ngữ. Những “ông lớn” thương mại điện tử của thế giới phải kể đến Amazon, Alibaba, Ebay,… Trong số đó, Amazon được biết đến là một công ty Thương mại điện tử đa quốc gia hàng đầu thế giới, nắm giữ vị thế dẫn đầu trong ngành, hơn 900 triệu mặt hàng đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng và nhiều dịch vụ hậu mãi đã và đang thỏa mãn mọi nhu cầu trên toàn thế giới.
Mặc dù các trang Thương mại điện tử mang lại rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều trở ngại, khiến khách hàng chưa hoàn toàn thỏa mãn, hài lòng, nhất là với các trang mua sắm ở nước ngoài. Không ít trường hợp, khách hàng Việt Nam đã thanh toán tiền nhưng hàng vẫn không đến tay với nhiều lý do: Lỗi khâu thanh toán quốc tế, trục trặc các khâu chuyển hàng, rủi ro do hiểu lầm về ngôn ngữ … Hoặc nếu có nhận được hàng chuyển từ nước ngoài về thì cả quá trình từ khi bắt đầu mua đến khi nhận hàng cũng kéo dài khá lâu với chi phí khá cao vì giao dịch nhỏ lẻ nhưng phải trải qua nhiều công đoạn như: Thanh toán phức tạp, xủ lý rui ro giao dịch, rào cản ngôn ngữ, thủ tục chuyển hàng và thông quan xuyên quốc gia rắc rối,…
Giao diện Việt hóa của các trang dịch vụ trung gian thương mại điện tử
|
Một web dịch vụ trung gian điển hình: hệ thống báo giá tự động
|
Bình luận (0)