Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long mất 1 xã do sạt lở

27/06/2015 06:00 GMT+7

Ngày 26.6, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) VN và UBND TP.Cần Thơ đã phối hợp tổ chức diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững ĐBSCL lần 7.

Ngày 26.6, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) VN và UBND TP.Cần Thơ đã phối hợp tổ chức diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững ĐBSCL lần 7.

Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long mất 1 xã do sạt lởNhiều xóm làng ở cồn Châu Ma (xã Phú Thuận B, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) biến mất do sạt lở - Ảnh: Tiến Trình
TS Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN nêu: khu vực ĐBSCL có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài hơn 450 km. Hầu hết bờ biển của ĐBSCL đều bị xói lở. Mỗi năm sạt lở đã “ngốn” đến 500 ha đất của vùng. Diện tích sạt lở gần bằng diện tích xã Vĩnh Kim (H.Châu Thành, Tiền Giang) và gần bằng 1/4 diện tích xã Vĩnh Thới (H.Lai Vung, Đồng Tháp). Như vậy, cứ vài năm, khu vực này lại mất đi diện tích đất tương đương với diện tích trung bình của 1 xã trong vùng. Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 1 triệu người bị tác động trực tiếp bởi xói lở ven bờ và mất đất ở ĐBSCL.
Tại diễn đàn, ông Marc Goichot, chuyên gia thuộc Tổ chức WWF, cho rằng: “Nếu không được bảo vệ hiệu quả thì một phần ĐBSCL sẽ biến mất”. Khảo sát 2.000 ảnh vệ tinh từ năm 2003 đến năm 2011 ở khu vực ĐBSCL, ông Marc cho biết ở phía đông (khu vực Bến Tre, Trà Vinh) có đến 48% khu vực bờ biển có biểu hiện thoái lui, trong khi chỉ có 22% có biểu hiện lấn ra biển. Trong khi đó, ở khu vực phía tây (vùng bán đảo Cà Mau) nơi trước đây có tỷ lệ lấn ra biển cao thì nay đến 70% diện tích có diễn biến thoái lui, trung bình 12,2 m/năm. Ông cho rằng việc khai thác cát đã tác động xấu đến môi trường trong cả khu vực. Theo số liệu thì hằng năm, các con sông ở ĐBSCL đã bị lấy đi 34 triệu m3 trầm tích, tương đương 55 triệu tấn, trong đó có 90% là cát. Các đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào làm giảm lượng trầm tích xuống VN. Trong điều kiện đó, việc khai thác cát đã làm trầm trọng hơn tình hình, tác động xấu của việc khai thác cát lên môi trường có thể thấy rất nhanh.
Theo GS-TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi lượng nước, suy thoái đất và suy giảm đa dạng sinh học ở vùng ĐBSCL là do những năm gần đây việc phát triển nhanh chóng nguồn năng lượng thủy điện trên sông Mê Kông... đã làm thay đổi số lượng và chất lượng trầm tích, gây tác động tiêu cực lên môi trường ĐBSCL.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.