Môn lịch sử - địa lý sẽ thay môn khoa học xã hội

08/12/2015 08:35 GMT+7

Chiều 7.12, vị trí của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới một lần nữa được xem xét và bàn bạc, cân nhắc.

Chiều 7.12, vị trí của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới một lần nữa được xem xét và bàn bạc, cân nhắc.

Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Cụ thể, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông và lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử VN đã một lần nữa bàn bạc về vị trí của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trao đổi với PV Thanh Niên sau buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Sau những phân tích kỹ lưỡng của các bên đã đi tới thống nhất căn bản: Ở bậc tiểu học, lịch sử sẽ tích hợp trong một số môn khoa học khác và dạy học chủ yếu thông qua các câu chuyện lịch sử để tạo sự yêu thích, hứng thú và dễ hiểu cho học sinh đối với môn học này.
Ở bậc THCS, sẽ tiếp tục thảo luận hai phương án: phương án 1 để sử và địa là hai môn học độc lập và biên soạn thêm các chủ đề tích hợp kiến thức giữa hai môn này, phương án này sẽ cần tới 3 cuốn sách: lịch sử, địa lý, chủ đề tích hợp lịch sử và địa lý; phương án 2, sẽ xây dựng môn học tích hợp mang tên lịch sử và địa lý (thay vì môn khoa học xã hội như dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể), những phần liên quan giữa hai môn sẽ viết thành các chủ đề liên môn và chỉ in trong một cuốn sách.
Với bậc THPT, lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc nhưng sẽ không tích hợp kiến thức lịch sử vào môn học công dân với Tổ quốc như dự thảo chương trình phổ thông tổng thể. Học sinh chọn học lịch sử để thi ĐH sẽ học môn lịch sử nâng cao và đây là môn học độc lập, bắt buộc.
Với những học sinh không chọn môn lịch sử như một định hướng nghề nghiệp thì vẫn bắt buộc phải học môn học tích hợp mang tên lịch sử - địa lý ở mức độ kiến thức cơ bản. Như vậy, việc tích hợp môn lịch sử sẽ không bị xé lẻ ra nhiều môn học, mà chỉ tích hợp với phân môn địa lý và gọi là môn lịch sử - địa lý thay vì khoa học xã hội như dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.