Mong du lịch đường thủy TP.HCM sớm chuyển mình

16/12/2022 06:20 GMT+7

Nhiều bạn đọc tiếc cho du lịch đường thủy ?: Tổng rà soát hoạt động tàu, ca nô du lịch">du lịch đường thủy vẫn cứ loay hoay chưa phát triển, mong rằng sắp tới sẽ có sự chuyển mình để làm phong phú hơn cho du lịch TP.HCM.

Như Thanh Niên đã thông tin, sở hữu gần 1.000 km đường sông với hệ thống kênh rạch kết nối với nhiều tỉnh, thành cùng với nhiều hoạt động kinh tế địa phương nhưng TP.HCM loay hoay hàng thập niên vẫn chưa thể phát triển được hệ thống giao thông, du lịch đường thủy hấp dẫn.

Đó là vấn đề được các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) phân tích thẳng thắn tại Hội nghị chuyên đề “Phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy” do UBND TP.HCM tổ chức sáng 14.12. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết TP.HCM sở hữu 913 km đường thủy, chia thành 101 tuyến. Giao thông thủy hiện phát triển trên 4 tuyến sông chính, hệ thống kênh rạch kết nối với nhiều tỉnh, thành cùng với nhiều hoạt động kinh tế địa phương tạo bức tranh sinh động, nhiều tiềm năng phát triển du lịch đường thủy.

TP.HCM vẫn chưa khai thác được lợi thế sông nước

ĐỘC LẬP

Thời gian qua, TP cũng đã hình thành nhiều tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch. Tuy vậy, sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa phong phú so với các địa phương và quốc gia có cùng tiềm năng. Điều này được chứng minh qua con số cụ thể: Từ tháng 1 - 11.2022, TP.HCM đón 3,2 triệu lượt khách quốc tế, 27,9 triệu khách nội địa nhưng chỉ có 342.800 lượt khách du lịch trải nghiệm các sản phẩm đường thủy. Nếu tính tỷ lệ, con số này chỉ chiếm 1,14% trên tổng lượng khách du lịch đến TP. “Kết quả không tương xứng với tiềm năng, lợi thế của TP.HCM”, ông An khẳng định.

Theo ông Bùi Hòa An, về quy hoạch, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng tại Quyết định số 1829, cảng thủy nội địa hành khách khu vực TP.HCM chỉ quy hoạch ở phạm vi khu vực, chưa xác định rõ quy hoạch vị trí, tuyến sông, quy mô, cỡ tàu, công suất cụ thể của các cảng thủy nội địa hành khách. Muốn định hướng, xây dựng các sản phẩm du lịch thì đầu tiên phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm bến, bãi, luồng, tuyến. Song, bến thủy nội địa được yêu cầu phải phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch khác, trong khi hiện nay quy hoạch ngành không có…

Đi cho biết một chuyến rồi… thôi !

“Nghe có tuyến du lịch xe buýt trên sông, cả nhà tôi háo hức, ai cũng muốn đi xem thế nào. Nhà gần Thanh Đa nên chúng tôi ra bến rất thuận lợi, mua vé dễ dàng, và lên tàu chờ ít phút là xuất phát. Phải nói là lần đầu đi thấy được nhiều cảnh sông nước, bờ bến, vừa lạ mà vừa quen. Ngắm cảnh thấy hai bên bờ sông cũng khá yên bình, vắng vẻ. Nếu được đầu tư cho du lịch thì sẽ hấp dẫn biết bao! Từ bến Thanh Đa (Bình Thạnh) đi ra bến Bạch Đằng (Q.1), cũng nhanh lẹ, đến nơi, ngồi nghỉ chút rồi đi về. Nói thật, có muốn đi nữa cũng chẳng biết đi đâu, vì khu vực Bến Bạch Đằng cả nhà cũng quen rồi. Lúc về, con tôi hỏi: “Hết rồi hả ba? Còn tuyến buýt trên sông nào nữa không ba?”. Xin gửi câu hỏi này cho du lịch đường thủy TP.HCM”, bạn đọc (BĐ) Hung Nguyen kể chuyến du lịch trên sông của cả nhà bạn.

Cũng từng đi buýt trên sông, BĐ Tứ Linh cho biết: “Tôi cũng đi thử một chuyến buýt trên sông, đi cho biết một chuyến rồi… thôi. Có gì để đi nữa đâu? Ở bến, trên tàu cũng chẳng có dịch vụ gì, hai bờ sông thì nhìn một lần đủ rồi, còn gì để khám phá?”.

Để du lịch đường thủy hấp dẫn du khách

Muốn du lịch đường thủy thu hút được nhiều du khách, chắc hẳn TP.HCM phải làm rất nhiều điều, trong đó có việc cần tăng cường các sản phẩm du lịch đường thủy. BĐ Tiến góp ý: “Các tour du lịch đường thủy Bạch Đằng - Cần Giờ, tour thưởng ngoạn sông Sài Gòn trên du thuyền hạng sang, tuyến xe buýt trên sông… là còn ít và chưa phong phú, đa dạng để thu hút du khách. Nên có thêm nhiều tuyến, nếu được kết hợp cả đường bộ, đường thủy, và cả đường không để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách”.

Dọc theo sông Sài Gòn cũng như kênh rạch phải có những con đường, bờ kè, vỉa hè rộng rãi, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe, nhà hàng... Nên tận dụng hết tiềm năng mà những dòng sông, kênh rạch đã ban tặng.

Nguyễn Đức Trí

Sông Sài Gòn nước dơ quá, cụ thể lục bình trôi lênh láng... Làm sao phải dọn sạch hết lục bình thì mới đem lại mỹ quan như sông Seine của Pháp.

Le Trung Hieu

lNên kết hợp với các nhà đầu tư làm du lịch đường thủy. Cần phải đầu tư thì mới có kết quả được. Nói mãi mà không ai làm thì vẫn loe ngoe vài chiếc tàu chạy, không có dịch vụ gì phục vụ…

Le Dinh An

Cùng ý kiến, BĐ Công Thành cho biết: “Tại sao không có một tuyến buổi sáng ngắm sông Sài Gòn trên du thuyền, sau đó lên xe buýt 2 tầng tham quan khu Bến Thành, Chợ Lớn, rồi chiều tới thì lên khinh khí cầu ngắm khung cảnh toàn TP? Tôi chỉ ví dụ vậy thôi. Sản phẩm du lịch bây giờ cần mới lạ, độc đáo; dịch vụ phục vụ chu đáo thì mới hấp dẫn du khách”.

Trong khi đó, BĐ Tuan Nguyenquan góp ý: “Đọc bài viết (Bao giờ TP.HCM có thể biến sông nước thành tiền? - NV) thấy TP còn loay hoay với việc làm sao tận dụng ưu thế đường sông. Nếu chỉ phục vụ du lịch thì làm theo kiểu phục vụ du lịch, còn nếu muốn phục vụ vận tải, xem đó là một phương cách vận chuyển thì phát triển theo hướng đó. Vấn đề đặt ra là anh muốn hướng vào mục tiêu nào thì tập trung cho mục tiêu đó. Anh cứ ôm đồm nhiều mục tiêu thì mãi các vấn đề anh nói cũng chỉ nằm trên giấy và lâu dần thì… cất vào tủ”.

“Nhà nước nên quy định mỗi địa phương muốn phát triển du lịch thì phải tạo điều kiện để công ty du lịch kết hợp. Nếu không tạo điều kiện thì xem như không kết hợp. Mỗi địa phương đều có một nhạc trưởng là ông (bà) bí thư và chủ tịch quận huyện. Nếu họ huy động các ban ngành để cùng nhau chung tay xây dựng mô hình du lịch, thì tôi nghĩ sẽ mau phát triển cho địa phương mình. Chỉ sợ không chịu làm thôi”, BĐ tongoctrinhxxx@gmail.com ý kiến.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.