Như
Thanh Niên thông tin từ năm 2002 đến nay, ông Nguyễn Trung Chắt, là cựu chiến binh về hưu, đã sáng lập và xây dựng 3 trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập mang tên Hy Vọng, để nuôi dạy trẻ mồ côi tại tỉnh Hưng Yên và Lạng Sơn. Đến nay, sau 18 năm hoạt động, ông đã nuôi dạy 292 trẻ bất hạnh, trong đó 177 em đã trưởng thành, nhiều em được học cao đẳng, đại học và có người trở thành thạc sĩ.
Việc làm nhân đức và ý nghĩa
Phương châm của mái ấm rất nhân văn. Dạy làm người tử tế.
|
“Tuyệt vời”, “ông bụt giữa đời thường”, “việc làm quá nhân văn”... là những mỹ từ mà bạn đọc (BĐ) dành cho “người cha” của 292 đứa con sau khi xem bài viết đăng trên Thanh Niên. “Tuyệt vời! Đúng là
ông bụt giữa đời thường, ngưỡng mộ việc làm của ông. Thử hỏi trong cuộc sống có mấy người làm được điều này. Ông đúng là tấm gương để mọi người noi theo. Hy vọng ông luôn giữ
sức khỏe để tiếp tục hành trình ý nghĩa này. Và cũng mong rằng những cô cậu từng được ông chăm sóc sẽ cùng ông làm những việc có ích cho đời”, BĐ Đức Anh ngưỡng mộ.
Đọc mà rơi nước mắt, cảm ơn ông đã cứu sống, cưu mang và dạy dỗ các cháu
nên người.
|
Tương tự, BĐ Trung Trực cho rằng: “Ông xứng đáng là “ông bụt giữa đời thường”. Ngưỡng mộ tình yêu thương mà ông dành cho những đứa trẻ bất hạnh. Mong rằng các bạn sẽ cảm nhận, nỗ lực nhiều hơn nữa và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Tôi nghĩ đó là điều ông cần nhất khi thực hiện công việc ý nghĩa này”.
“Rất khâm phục việc làm của ông. Những đứa trẻ khi lớn lên sẽ giúp ích cho đời, đó chắc chắn là điều mà ông mong muốn nhất”, BĐ Đại Nhân ý kiến.
“Kính phục, bái phục những việc làm của ông. Quá tuyệt vời, một việc làm nhân đức và ý nghĩa. Chúc ông và mọi người ở Trung tâm bảo trợ xã hội Hy Vọng thật nhiều sức khỏe để tiếp tục giúp được nhiều em bé khác”, BĐ Thu Hiền nhắn gửi.
Khâm phục việc “trồng người” của "ông bụt" Chắt
Bác thật là “của hiếm” trong xã hội này, ngưỡng mộ bác!
|
Không chỉ trang bị cho các trung tâm cơ sở vật chất khang trang, quy củ, tiện nghi, ngăn nắp và sạch sẽ mà nhiều người đến đây sẽ còn ấn tượng vì ông Chắt làm rất nhiều khẩu hiệu dạy về đạo đức như: “Việc đầu tiên là việc học làm người -
người tử tế trước khi muốn trở thành người giỏi giang, có quyền hành hoặc siêu phàm”; “Yêu lao động sẽ nâng cao phẩm giá con người, lười biếng luôn gắn với nghèo đói và tội phạm”... Ông bảo điều quan trọng nhất là phải dạy các con học làm người. Tuy nhiên, dạy một đứa trẻ nên người là hành trình gian nan và không biết mệt mỏi của ông Chắt.
Bác đã trao cho các bé một cơ hội thứ hai. Rất ý nghĩa!
|
BĐ Thanh Trúc xúc động: “Sự tận tụy, tình yêu thương của ông đã trở thành chất xúc tác để các trẻ mồ côi nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Việc các em thành tài là quả ngọt xứng đáng dành cho ông Chắt. Hy vọng ông giữ sức khỏe thật tốt để có thể thực hiện công việc này lâu dài. Cũng mong rằng từ câu chuyện của ông sẽ truyền cảm hứng để thấy rằng cuộc sống vẫn còn tồn tại những việc rất đẹp và sẽ có thêm nhiều “ông bụt” như ông Chắt giữa đời thường”.
“Hành trình “trồng người” của ông thật đáng khâm phục. Để nuôi gần 300 đứa con với nhiều người đã là chuyện khó khăn, vậy mà bằng tình yêu thương của mình, ông vẫn làm được. Và còn hơn thế là nhiều em đã thành tài. Ông xứng đáng được tôn vinh”, BĐ Kim Tuấn ngưỡng mộ.
“Sẽ không thể làm được nếu như ở ông không có tình yêu thương dành cho những đứa trẻ. Hơn hết, công việc này đã tạo ra những giá trị lớn lao cho xã hội nên rất đáng được tôn vinh. Cuộc đời này cần lắm những người như ông”, BĐ Lưu Ly ý kiến.
Bình luận (0)