Một mảnh của mặt trăng đang bám đuổi trái đất trong lúc xoay quanh mặt trời

12/11/2021 13:11 GMT+7

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra xuất xứ của một tiểu hành tinh gần trái đất, theo đó nó dường như là một mảnh tách ra từ mặt trăng sau một vụ va chạm dữ dội, và có người gọi nó là "mặt trăng thứ hai".

Mặt trăng

afp/getty

Tiểu hành tinh, tên Kamo`oalewa, được phát hiện năm 2016, nhưng đến nay vẫn rất ít thông tin về nó. Các kết quả quan sát mới cho thấy Kamo`oalewa có thể là một mảnh của mặt trăng, tách ra khỏi bề mặt mặt trăng trong một vụ va chạm xa xưa.

Hiện Kamo`oalewa gần như là một trong các vệ tinh của địa cầu, chỉ nhóm các tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời nhưng giữ khoảng cách khá gần trái đất. Trong trường hợp này, Kamo`oalewa cách hành tinh chúng ta khoảng 14,5 triệu km.

Tiểu hành tinh trên có kích thước cỡ một chiếc đu quay, và phản xạ ánh sáng yếu hơn gấp 4 lần so với ngôi sao tỏa ra ánh sáng yếu nhất khi con người quan sát bằng mắt thường. Vì thế, để nghiên cứu đối tượng, giới khoa học phải dùng đến các kính viễn vọng mạnh nhất hiện tại.

Theo báo cáo đăng trên Nature Communications Earth and Environment, tác giả Ben Sharkey, nghiên cứu sinh Đại học Arizona (Mỹ), phát hiện những điểm tương đồng giữa Kamo`oalewa và các mẩu đá mặt trăng thu thập được từ những sứ mệnh Apollo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Dự định tái ngộ mặt trăng bị trì hoãn, NASA lo bị Trung Quốc vượt lên trước

Sau khi mất cơ hội quan sát tiểu hành tinh vào tháng 4.2020 do kính viễn vọng ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, nhóm của chuyên gia Sharkey một lần nữa phát hiện đối tượng và tìm ra manh mối cuối cùng trước khi rút ra kết luận trên.

Họ tính toán Kamo`oalewa được sinh ra sau một vụ va chạm dữ dội của mặt trăng cách đây từ 500 đến 100.000 năm trước.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.