Xe

Một vạn xe máy ở TP.HCM cách nào biến thành sắt vụn chờ bán?

08/05/2017 09:58 GMT+7

Một vạn xe máy vi phạm giao thông không có người đến nhận ở TP. HCM thường phải 'nằm' trong kho tang vật từ 8 tháng - 1 năm trước khi thanh lý. Do vậy, đa phần các xe đều ám đầy bụi, cũ kỹ và gỉ sét. Và rồi cơ quan chức năng buộc bán thanh lý theo dạng sắt vụn.

TP.HCM hiện có 4 kho lưu giữ khoảng 10.000 xe vi phạm luật giao thông, trong đó kho tại ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh là kho có diện tích lớn nhất và đang lưu giữ nhiều xe nhất.
Những xe được chuyển về kho này đa phần đều nằm trong diện chờ thanh lý vì không có người đến nhận.
VIDEO: 'Đường đi' của một vạn xe vi phạm không người nhận ở TP.HCM
Xe vi phạm bao lâu thì thanh lý?
Trung tá Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết Khoản 8, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Mục I Hướng dẫn 1389 ngày 30.6.2015 của Công an TP.HCM thì: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày”.

tin liên quan

[ẢNH] Ngỡ ngàng một vạn xe máy không ai nhận ở TP.HCM chờ bán sắt vụn
** Không có việc tráo đổi phụ tùng tại bãi giữ xe vi phạm TP.HCM hiện có khoảng 10.000 xe máy vi phạm luật giao thông quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận. Tất cả số xe trên sẽ được Phòng CSGT đường bộ - đường sắt bàn giao Sở tài chính để bán 'sắt vụn'.
Do vậy, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì PC67 sẽ bắt đầu tiến hành các bước thanh lý. Thời gian thanh lý bao lâu còn tùy thuộc vào thời gian thực hiện các bước thanh lý (khoảng 8 tháng - 1 năm).
‘Đường đi’ của xe vi phạm không người nhận
Trung tá Cường cho biết khi phương tiện giao thông đường bộ hết thời hạn tạm giữ sẽ được PC67 xử lý theo trình tự sau:
Trường hợp người vi phạm bị tạm giữ xe(các lỗi bị tạm giữ phương tiện phổ biến như: nồng độ cồn vượt quá mức quy định, không giấy tờ xe, không GPLX,...) Ảnh: Độc Lập
Với các trường hợp không giấy tờ, trong vòng 7 ngày, người vi phạm phải đến đơn vị đội, trạm CSGT tạm giữ xe để nhận quyết định xử phạt. CSGT sẽ gửi giấy mời 2 lần trong 20 ngày như địa chỉ cung cấp ban đầu của người vi phạm. Sau 60 ngày, người vi phạm không đến chấp hành đóng phạt thì xe sẽ được làm thủ tục thanh lý Ảnh: Độc Lập
Thời gian này, xe được chuyển về Kho tang vật vi phạm giao thông của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt. Thời gian làm thủ tục thanh lý xe diễn ra trong khoảng 165 ngày. Trong đó, việc đầu tiên là gửi giám định tại PC54 trong 45 ngày. Việc giám định hoặc không giám định phương tiện nào là do người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện quyết định Ảnh: Ngọc Dương
Sau đó xác minh biển số, số khung, số máy (trong 10 ngày). Mời người vi phạ, chủ sở hữu xe đến phối hợp làm việc. Tiếp theo là tra cứu danh sách tại xem có trường hợp nào số khung, số máy, biển số trùng với thông tin mất cắp người dân trình báo hay không. Nếu có thì mời người dân đến chứng minh, nhận lại xe. Ảnh: Ngọc Dương
Cơ quan chức năng đăng báo tìm chủ sở hữu xe 2 lần trên báo Công an TP trong vòng 50 ngày. Đồng thời, CSGT cũng niêm yết danh sách những xe không có người đến nhận tại đội, trạm ra quyết định xử phạt. Trường hợp vẫn không có người đến nhận xe thì đề xuất tịch thu và ra quyết định tịch thu xe Ảnh: Độc Lập
Sau khi có quyết định tịch thu xe, CSGT bàn giao xe cho trung tâm đấu giá của Sở tư pháp và Ban vật giá của Sở tài chính để áp giá và đấu giá. Xe đấu giá thường bán theo lô, trong đó, chia thành 2 danh sách: xe được đăng ký lại (xe có nhãn hiệu, hãng xe, số loại, số khung, số máy) và xe cưa khung sườn bán sắt vụn. Những xe dù mới nhưng không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật cũng không được phép đăng ký lại. Ảnh: Độc Lập
Trước khi bán đấu giá, thanh lý, tất cả xe này phải tháo rời biển số Ảnh: Ngọc Dương
Có lãng phí?
Theo Phòng PC67, Điểm a, Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Thông tư số 41/2016/TT-BCA về quy trình đăng ký xe quy định “Phương tiện đăng ký phải đảm bảo đầy đủ thông tin về: số loại (dream, sirius, wave,…), nhãn hiệu (honda, yamaha, SYM,…), số khung và số máy nguyên thủy thì mới đủ điều kiện để giải quyết cho phương tiện được đăng ký.
Do đó, đối với các phương tiện thanh lý (sau khi đã thực hiện đầu đủ trình tự các bước) không đảm bảo đầy đủ một trong bốn thông tin trên, dù đó là xe cũ hay xe mới thì cơ quan ra quyết định tịch thu không cho giải quyết đăng ký lại. Điều này nghĩa là xe không đủ bốn thông tin trên sẽ phải cưa khung sườn, tháo rời phụ tùng bán sắt vụn.

tin liên quan

Hàng vạn người 'vứt bỏ' bằng lái xe cho CSGT TP.HCM
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC 67, TP.HCM) cho biết mỗi năm có hàng chục ngàn người vi phạm luật giao thông bị tạm giữ bằng lái (GPLX) đã “bỏ luôn” và không đến đóng phạt vì mức phạt cao. Tính riêng năm 2016, Phòng CSGT còn đang tồn 34.130 GPLX...
Lý giải việc người dân từng bị mất xe nghi ngờ xe mình có nằm trong số xe thanh lý của PC67 thì phải làm sao, Phòng PC67 cho biết hiện CATP và Phòng PC67 đều có Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ: http://catphcm.bocongan.gov.vnhttp://csgthcm.vn. Trên hai website này đều có đường dẫn truy cập đến trang Tìm chủ sở hữu do Công an TP quản lý và cập nhật dữ liệu đối với các phương tiện mất cắp, có các đối tượng phạm tội sử dụng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội hoặc các phương tiện vi phạm pháp luật khác do lực lượng CATP tạm giữ.
Vì vậy, người dân có thể truy cập vào 2 website này để tra cứu xem phương tiện mình mất cắp, thất lạc có đang được cơ quan chức năng tạm giữ và chờ xử lý theo quy định hay không.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.