MSB đề xuất xây dựng bộ tiêu chí mới đánh giá và phát triển dự án xanh

23/09/2024 09:05 GMT+7

Chiều ngày 21.9, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Chủ tịch MSB Trần Anh Tuấn và Tổng giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh đã tham dự và đưa ra một số đề xuất thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng và thúc đẩy phục hồi kinh

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho biết, số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tới đầu tháng 9 cho thấy, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đã tăng khoảng 7,15% (mục tiêu cả năm là 15%). Tăng trưởng tín dụng chuyển biến tích cực từ tháng 4 trở đi và tháng 8 ghi nhận chuyển biến rõ nét hơn. Xét về kinh tế vĩ mô, GDP cả nước trong 6 tháng đạt khoảng 6,42% cùng nhiều tín hiệu khởi sắc về xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, tổng thu ngân sách Nhà nước hay lĩnh vực đầu tư. Kết quả này có được nhờ sự chỉ đạo sát sao và hiệu quả của Chính phủ, cơ chế điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ban ngành liên quan.

MSB đề xuất xây dựng bộ tiêu chí mới đánh giá và phát triển dự án xanh- Ảnh 1.

Đi vào chi tiết về hoạt động của MSB, trong 8 tháng đầu năm, MSB đang duy trì đà tăng trưởng ổn định. Tính đến thời điểm 31.8.2024, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt 15,5% trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao với doanh số giải ngân lũy kế 8 tháng trên các mảng này đạt trên 60.735 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, tuân thủ theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; đồng thời hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn vay, tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, MSB đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất như gói tín dụng 15.000 tỉ VNĐ và 150 triệu USD với lãi suất từ 6 đến 7,5% với khách hàng kinh doanh trong ngành thương mại, sản xuất, xây dựng và xuất nhập khẩu; gói tín dụng 1.000 tỉ đồng với khách hàng doanh nghiệp vay mới trong năm 2024. Với khách hàng cá nhân, MSB cho vay kinh doanh ngắn hạn chỉ từ 5,8%/năm với khách hàng mới; vay mua bất động sản, tiêu dùng, xây sửa trung dài hạn chỉ từ 4,5% - 6,2%/năm.

Không chỉ giữ vai trò là tổ chức tín dụng tích cực trong hoạt động ngành, MSB cũng là đơn vị có trách nhiệm với xã hội. Ngay từ khi bão Yagi đổ bộ và gây thiệt hại, ngân hàng đã yêu cầu các đơn vị rà soát các khách hàng, nhanh chóng đưa ra chương trình hỗ trợ với quy mô 2.000 tỉ đồng để giảm lãi suất 1%/năm với VNĐ và 0,5%/năm với USD với khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh/chủ doanh nghiệp đang có dư nợ tại MSB và bị ảnh hưởng bởi bão hoặc khách hàng mới có nhu cầu vay vốn nhằm tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh do bão Yagi gây ra.

Trong phần tham luận, ông Nguyễn Hoàng Linh cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất của MSB đối với Chính phủ, Bộ Ban ngành.

Thứ nhất, MSB kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... nhằm thu hút các nhà đầu tư mới, hỗ trợ các dự án đã hoàn thiện đưa vào sử dụng, từ đó giúp doanh nghiệp vận hành ổn định, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các nguồn điện theo hướng phù hợp, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thứ hai, MSB kiến nghị các Bộ, Ban ngành liên quan tiếp tục duy trì chính sách tài khóa rộng mở, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó bao gồm các tổ chức tín dụng thông qua các biện pháp như miễn/giảm/hoãn một số khoản thuế trong giai đoạn khó khăn, cơ chế hỗ trợ tài chính nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tổ chức tín dụng trong công tác thu hồi nợ như cung cấp thông tin, làm việc trực tiếp, hỗ trợ pháp lý trong công tác xử lý tài sản...

Thứ ba, MSB đề xuất Chính phủ và Bộ Tài nguyên - Môi trường khuyến khích phát triển các tín dụng xanh bằng chính sách, cơ chế ưu đãi lãi suất cho các dự án xanh; xây dựng bộ tiêu chí mới đánh giá các dự án xanh; hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho Ngân hàng thương mại triển khai các chương trình tín dụng xanh với dự án bền vững và thân thiện với môi trường. Ngân hàng Nhà nước có thể đóng vai trò trung gian trong việc hỗ trợ các Ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn xanh quốc tế như Quỹ Khí hậu Xanh, Quỹ Môi trường toàn cầu... Ông Linh cho biết, điều này sẽ cung cấp thêm nguồn lực tài chính cho các dự án xanh, giúp bảo vệ môi trường, tạo ra cơ hội phát triển dài hạn cho nền kinh tế cũng như thực hiện cam kết "Net Zero" với cộng đồng quốc tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.