Tuy chưa tuyên bố chính thức nhưng giới chức Mỹ vừa hé lộ Washington có thể hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở châu u. Những năm gần đây, NMD khiến quan hệ giữa Mỹ với Nga khá căng thẳng. Vì thế, nếu thực sự Mỹ từ bỏ như hé lộ trên thì đây sẽ là thông điệp thiện chí của Washington nhằm cải thiện quan hệ với Moscow.
Theo kế hoạch lâu nay, giai đoạn cuối của NMD ở châu u kéo dài 10 năm với nội dung chính là xây dựng những tên lửa đánh chặn tối tân ở Ba Lan và Romania. Vì thế, Nga xem đây là mối đe dọa an ninh nên đã triển khai kế hoạch đối phó cả về quân sự lẫn chính trị.
Trong khi đó, xét theo bối cảnh hiện tại, nếu Mỹ thực sự suy xét nghiêm túc dự định hủy bỏ giai đoạn cuối thì thông điệp đối với Nga chỉ là tác động phụ chứ không phải mục đích chính. NMD có ý nghĩa chiến lược và đã đi xa tới mức không chỉ vì Nga mà Mỹ chấp nhận từ bỏ. Lý do chính khiến Mỹ phải từ bỏ giai đoạn cuối cùng thực chất là khó khăn tài chính. Một nguyên nhân khác là đáp ứng những chuyển biến mới trong nhận thức và đánh giá về nguy cơ tên lửa từ bên ngoài đối với Washington cùng các đồng minh ở châu u. Giờ đây, nguy cơ từ Iran lẫn Triều Tiên lớn hơn và thực tế hơn, nên suy tính chiến lược lâu nay của Mỹ đã có phần lỗi thời.
Do đó, Mỹ nếu từ bỏ giai đoạn bốn của kế hoạch NMD thì do nước này chẳng còn lựa chọn nào khác chứ không phải vì quan hệ với Nga, dù tác động ấy là có.
Thảo Nguyên
>> Ba Lan muốn thay mới hệ thống phòng thủ tên lửa
>> Israel nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa
>> Tên lửa Trung Quốc vào Trung Đông
>> Đài Loan “phát triển tên lửa tầm trung”
>> Triều Tiên “thử hai tên lửa tầm ngắn”
>> Mỹ tăng cường tên lửa đánh chặn đề phòng Triều Tiên
>> Iran thử thành công 2 tên lửa tầm ngắn
>> Triều Tiên sẽ bắn tên lửa tầm ngắn vào cuối tháng 3?
Bình luận (0)