Muốn phá dỡ cầu cũ phải thông qua hội đồng

26/10/2013 20:45 GMT+7

(TNO) Ngày 26.10, Bộ GTVT cho biết vừa gửi công văn (số 11479/BGTVT-CQLXD, ngày 25.10.2013) đến UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Tổng cục Đường bộ; các Sở GTVT; các BQL dự án 1, 2, 6, 7, 85, Thăng Long, Đường Hồ Chí Minh; các Tổng công ty TEDI, TEDIS, Cienco4; Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng); các nhà đầu tư BOT, BT về việc lực chọn các giải pháp thiết kế cầu, khi thực hiện đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong phạm vi cả nước.

(TNO) Ngày 26.10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết vừa gửi công văn (số 11479/BGTVT-CQLXD, ngày 25.10.2013) đến UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Tổng cục Đường bộ; các Sở GTVT; các BQL dự án 1, 2, 6, 7, 85, Thăng Long, Đường Hồ Chí Minh; các Tổng công ty TEDI, TEDIS, Cienco4; Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng); các nhà đầu tư BOT, BT về việc lực chọn các giải pháp thiết kế cầu, khi thực hiện đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong phạm vi cả nước.

Muốn phá dỡ cầu cũ phải thông qua hội đồng
TP.HCM sắp phá dỡ cầu Bông hiện hữu để xây cầu Bông mới - Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo Bộ GTVT, hiện nay, nhiều tuyến QL, tỉnh lộ trên cả nước đã và đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: QL1A, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, QL 70... Để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án thì việc lựa chọn phương án thiết kế mở rộng, nâng cấp các cầu cũ trên tuyến nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phù hợp tình hình thực tế là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, các chủ đầu tư, BQL dự án, đơn vị thiết kế trước khi lựa chọn phương án phá bỏ cầu cũ thì phải thông qua và được Hội đồng do Bộ GTVT thành lập (đối với các công trình quốc lộ), Hội đồng do UBND các tỉnh, TP thành lập (đối với công trình tỉnh lộ) kiểm tra và cho phép thì mới được phá bỏ cầu cũ, không được tùy tiện.

Trong trường hợp các cầu cũ vẫn có khả năng sửa chữa để duy trì khai thác thì lựa chọn phương án giữ nguyên cầu cũ, sửa chữa để tiếp tục khai thác.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT chỉ đạo không được lạm dụng sử dụng móng cọc khoan nhồi để xử lý móng mố, trụ, làm tăng kinh phí đầu tư, chỉ sử dụng móng cọc khoan nhồi trong điều kiện gần khu dân cư hoặc các công trình quan trọng.

Ngoài ra, khi cần phải xây dựng cầu mới thì không được lạm dụng sử dụng dầm hộp đúc hẫng, dầm bản rỗng đúc tại chỗ, các kết cấu dầm có chi phí lớn..., làm tăng kinh phí đầu tư không cần thiết; chỉ sử dụng các kết cấu dầm giản đơn phù hợp với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, để triển khai thực hiện, tiết kiệm kinh phí đầu tư.

Bộ GTVT cho rằng việc đưa ra chủ trương trên nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân sách, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.  

                                                                                                             Đình Mười

>> TP.HCM: Thêm một cầu vượt thông xe, khởi công ba cầu mới
>> TP.HCM phấn đấu đến năm 2015 có 50 cầu mới
>> Đã có gần 1.000 cây cầu mới được đưa vào sử dụng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.