Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan

23/07/2015 15:12 GMT+7

(TNO) Mỹ sẽ tiếp tục kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và sẽ hoàn tất trong năm 2018 bất kể thỏa thuận về hạt nhân của Iran đã đạt được, RT ngày 23.7 cho hay.

(TNO) Mỹ sẽ tiếp tục kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và hoàn tất trong năm 2018 bất chấp thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran đã đạt được, đài RT (Nga) ngày 23.7 cho hay.

Mỹ sẽ tiếp tục bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan - Ảnh: Reuters
Mỹ từng nhiều lần tuyên bố việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa là để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh trước nguy cơ tên lửa đạn đạo của Iran. Nhiều ý kiến cho rằng thỏa thuận về hạt nhân của Iran ràng buộc Mỹ phải dẹp bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực châu Âu và Á - Âu, ông John A. Heffern khẳng định Washington sẽ không từ bỏ kế hoạch này dù đã đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran.
“Thỏa thuận với Tehran không đề cập đến tên lửa, vì vậy mối đe dọa (từ tên lửa) sẽ vẫn còn đó”, RT trích lời ông Heffern giải thích với tờ báo Ba Lan Rzeczpospolita hôm 21.7. Tờ báo nói thêm rằng ông Heffern hàm ý nói đến tên lửa không mang đầu đạt hạt nhân của Iran.
Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được tiến hành ở làng Redzikowo thuộc vùng Slupsk, phía bắc Ba Lan vào năm 2016 như kế hoạch và sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm.
Kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (ADM) của Washington ở Đông Âu là một trong những trở ngại lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Nga, RT nhận định. Moscow không chấp nhận giải thích của Washington rằng đây là lá chắn cần thiết để chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân có thể xảy ra từ phía Iran. Ngược lại, Moscow coi ADM là mối đe dọa an ninh và nhắm vào Nga.
Sau khi Tehran được thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi với các cường quốc hạt nhân để đổi việc nới lỏng lệnh trừng phạt của quốc tế, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng kế hoạch phòng thủ tên lửa của Washington không còn lý do để tồn tại.
"Tất cả chúng ta có thể nhớ rằng tháng 4.2009 tại Prague, Tổng thống Obama đã nói rằng nếu chương trình hạt nhân của Iran được sắp xếp ổn thỏa, việc xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu (của Mỹ) sẽ biến mất", ông Lavrov nói tại một cuộc họp báo tại Vienna (Áo).
NATO sẽ ngưng thành lập căn cứ quân sự ở Ba Lan - Ảnh: Reuters
Trong khi đó Spuntnik trích phát biểu của ông Heffern rằng NATO sẽ không tiếp tục theo đuổi kế hoạch thành lập căn cứ quân sự ở Ba Lan, điều mà chính phủ nước này mong muốn vì lo sợ Nga sẽ tcan thiệp quân sự nhằm trả đũa Ba Lan. Cụ thể, các thành viên NATO sẽ không đề cập vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh của NATO ở Warsaw vào tháng 7.2016.
NATO đang thực hiện những kế hoạch tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia Đông Âu vốn lo ngại trước hoạt động quân sự của Nga. Tháng 6.2015, Mỹ công bố kế hoạch triển khai khoảng 250 loại vũ khí hạng nặng đến 6 nước Đông Âu, trong đó có Ba Lan và các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania.
Trước đó, một quan chức quân sự hàng đầu của Nga đã cảnh báo rằng lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO ở Ba Lan có thể biến nước này thành mục tiêu xung đột xảy ra bất kỳ lúc nào trong tương lai, theo International Business Times.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.