Theo CNN, Triều Tiên vừa bị cáo buộc sử dụng các doanh nghiệp quốc doanh và công ty bình phong để trả tiền cho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Hôm 1.6, Bộ Tài chính Mỹ công bố những bước đi mới nhằm “tiếp tục cô lập Triều Tiên”, quốc gia đang kẹt tiền với ít đồng minh quốc tế.
Các quan chức Kho bạc Mỹ muốn cấm các ngân hàng Mỹ làm ăn kinh doanh với các định chế tài chính của Triều Tiên. Để thực hiện điều này, Mỹ cho Triều Tiên là “mối lo ngại rửa tiền chính” theo Đạo luật Patriot. Các nhà băng Mỹ sẽ phải “thực hiện thêm nhiều biện pháp” để bảo đảm rằng các ngân hàng Triều Tiên không có khả năng tiếp cận.
Kho bạc Mỹ chỉ ra rằng không như hầu hết các ngân hàng, định chế tài chính của Triều Tiên hoạt động với rất ít hoặc không có sự giám sát quốc tế, khiến các định chế này dễ dàng chuyển tiền cho mục đích bất hợp pháp.
Adam Szubin, một quan chức Kho bạc Mỹ, cho hay Mỹ và các đối tác quốc tế “vẫn còn nhận thức rõ ràng về các mối đe dọa đáng kể mà Triều Tiên đặt ra trước hệ thống tài chính toàn cầu”. Quyết định vừa rồi của nền kinh tế số một thế giới xuất phát từ một luật được Quốc hội Mỹ thông qua và có chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama, chỉ đạo Kho bạc xử lý về hoạt động rửa tiền của Triều Tiên.
tin liên quan
Vì sao dân Triều Tiên không dùng nội tệ?Ở Triều Tiên, đất nước tự hào về thành công của hệ thống kinh tế và sức mạnh nội tệ, người nước ngoài vẫn rất khó khăn khi dùng đồng won Triều Tiên để mua sản phẩm.
Đây không phải là lần đầu tiên quốc gia châu Á bị cáo buộc hành vi phạm tội. Một thập niên trước, chính phủ Mỹ cáo buộc Triều Tiên sản xuất “superdollar” giả tờ 100 USD. Hình ảnh ông Benjamin trên tờ tiền được làm rất chính xác, không khác so với tờ tiền thật. Mỹ bị buộc phải tái thiết kế giấy bạc năm 2013 với các yếu tố khó làm giả hơn.
Ngoài ra, các nhà điều tra Mỹ cũng cho rằng Triều Tiên dùng đặc khu Macau của Trung Quốc làm căn cứ hoạt động tội phạm. Một số học giả đã và đang nghi ngờ cáo buộc rửa tiền và làm giả mà Mỹ đặt ra cho Triều Tiên.
Bình luận (0)