Đó là một con mèo cái 11 tuổi, chỉ sống ở nhà với chủ. Nó được đưa đến Trường Thú y Đại học Pennsylvania (Mỹ) kiểm tra sau nhiều ngày chán ăn, lờ đờ, đi phân mềm và nôn mửa, theo trang tin tức khoa học Science Alert (Úc).
Mỹ đã phát hiện con mèo đầu tiên nhiễm biến thể Delta ở nước này |
SHUTTERSTOCK |
Trước đó, chủ của con mèo đã dương tính với Covid-19. Người này khi phát bệnh đã lập tức cách ly với người nhà và con mèo. Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau thì con mèo bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Con mèo có tiền sử bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh ruột mạn tính, bệnh cơ tim phì đại. Nó được điều trị bằng chế độ ăn kiêng protein thủy phân và thuốc loại chẹn beta có tên là atenolol.
Khi con mèo đến kiểm tra, các bác sĩ thú y nhận thấy nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt của nó đều bình thường. Phổi cũng không có âm thanh gì bất thường khi hô hấp. Tuy nhiên, họ phát hiện con vật dường như khó chịu khi bị sờ nắn bụng.
Do đó, họ đã lấy mẫu phân và ngoáy mũi con mèo đi kiểm tra. Kết quả xét nghiệm dịch mũi cho âm tính nhưng xét nghiệm mẫu phân lại dương tính. Biến thể gây bệnh là AY.3, một dòng phụ của biến thể Delta. Con mèo sau đó được điều trị tại Bệnh viện thú y Ryan ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ).
Chó mèo có lây Covid-19 cho người không? |
Sau khi phân tích trình tự gene của biến thể AY.3 trên mèo, nhóm nghiên cứu phát hiện nó rất giống với trình tự gene của chủng virus Delta đang lây lan ở thành phố Philadelphia thời điểm đó. Kết quả phân tích cũng cho thấy khi lây từ người sang mèo, số lượng đột biến của virus không có nhiều thay đổi.
Nhóm nghiên cứu cho biết virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang nhiều loài. Điều này có nghĩa có nghĩa là mọi người cần phải chú ý hơn đến nguy cơ lây nhiễm cho vật nuôi và các loại động vật khác, theo Science Alert.
Bình luận (0)