|
Tờ The Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức giấu tên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) tiết lộ kế hoạch nói trên được vạch ra trong vài tháng gần đây sau khi Trung Quốc có các hành động gây quan ngại như đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông hay liên tục cho tàu công vụ quần đảo biển Đông.
Theo tờ báo, nếu xảy ra bất cứ hành động “cưỡng bách đơn phương” nào từ phía Trung Quốc, các lực lượng Mỹ dưới sự điều phối của PACOM sẽ lập tức triển khai một loạt bước đi đáp trả. Trong đó có thể bao gồm điều phi đội oanh tạc cơ
B-2 áp sát Trung Quốc, tăng cường tập trận có sự tham gia của tàu sân bay, đẩy mạnh hoạt động trinh sát trong khu vực tranh chấp và gia tăng các chuyến thăm đồng minh. Ngoài ra, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị tăng cường điều động quân đội đến các khu vực tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông cũng như gửi tàu sân bay đến các vùng biển nhạy cảm khác, chẳng hạn như eo biển Đài Loan. Một điểm đáng chú ý khác là kế hoạch ứng phó này dành một vai trò lớn cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng của Mỹ và đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Giới chức PACOM cho biết mục tiêu chính của kế hoạch không phải nhằm “ăn miếng trả miếng” với Trung Quốc mà là để thể hiện ngay lập tức lập trường, sức mạnh và sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong trường hợp xảy ra biến cố và khiến đối phương “thấy khó mà lui”. Nguồn tin của The Wall Street Journal cũng cho biết tất cả các đối sách nói trên đều chừa ra một cơ hội để giảm căng thẳng nhưng khẳng định: “Những hành động đơn phương gây quan ngại liên quan đến tranh chấp chủ quyền có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hiện diện của chúng tôi trong khu vực”. Washington từ chối xác nhận những thông tin trên nhưng phát ngôn viên PACOM Chris Sims nói: “Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch cho mọi thứ, từ tập trận, hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo, cứu trợ thiên tai đến những chiến dịch chiến đấu có quy mô toàn diện”.
Theo giới quan sát, việc kế hoạch ứng phó của PACOM được hé lộ trong thời điểm này cũng hoàn toàn có chủ ý khi nó trùng khớp với chuyến thăm 4 nước châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tất cả đều nhằm trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực giữa lúc có quan ngại rằng chính sách “xoay trục” của Mỹ đang bị khựng lại và nước này sẽ không hoặc không thể ngăn cản các hành động trên biển của Trung Quốc.
Mỹ kiên quyết bảo vệ Philippines Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc chuyến công du châu Á vào ngày 29.4 với lời cảnh báo không bên nào có thể dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp biển đảo.
Trong bài phát biểu trước binh sĩ Mỹ và Philippines tại căn cứ Bonifacio ở Manila, ông Obama tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng mọi quốc gia đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh, được tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi tin rằng luật quốc tế phải được tôn trọng, tự do hàng hải phải được bảo đảm và thương mại không bị cản trở. Chúng tôi tin rằng tranh chấp phải được giải quyết hòa bình chứ không phải bằng đe dọa hay vũ lực”. Ông cũng dẫn lại Hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Philippines ký năm 1951 để khẳng định: “Chúng tôi cùng quyết tâm bảo vệ lẫn nhau trước những đòn tấn công quân sự từ bên ngoài. Đừng ai có ảo tưởng rằng một trong hai nước sẽ phải đứng chịu một mình”. Hơn một tuần trước, Tổng thống Obama cũng đã có những phát biểu tương tự và cam kết Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu xảy ra xung đột. Tuy Tổng thống Mỹ cũng khéo léo không nhắc đích danh Trung Quốc hay nêu cụ thể về tranh chấp biển Đông nhưng những phát biểu trên cũng khiến nước này khó chịu. Hôm qua, tờ China Daily đăng xã luận cáo buộc chuyến thăm châu Á lần này của ông Obama là nhằm “kiềm chế Trung Quốc” và Mỹ “đang thể hiện mình là một nguy cơ về an ninh cho Trung Quốc”. H.G |
Thụy Miên
>> Rémi Camus bơi ra biển Đông, chinh phục dòng Mekong dài gần 4.400km
>> Trung Quốc dọa đáp trả các 'hành động gây hấn' ở biển Đông
>> Xứ chùa Vàng trong biến động chính trị
>> Trung Quốc “không lập ADIZ ở biển Đông”
>> Triệt phá ổ chế biến, đóng bánh heroin trên đất Lào
>> Indonesia đưa chiến đấu cơ ra biển Đông
>> Indonesia sẽ cho chiến đấu cơ án ngữ tại biển Đông
Bình luận (0)