Mỹ tính đơn phương cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga, tìm nhiều nguồn thay thế?

08/03/2022 07:35 GMT+7

Mỹ có thể đang cân nhắc kế hoạch cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga mà không cần châu Âu hành động tương tự, giữa lúc có nhiều ý kiến lo ngại.

Reuters ngày 7.3 dẫn nguồn thạo tin cho biết Mỹ sẵn sàng cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga mà không cần các đồng minh châu Âu làm theo.

Nhà Trắng cũng đang đàm phán với giới nghị sĩ lãnh đạo quốc hội về việc đẩy nhanh dự luật cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga.

Một cơ sở xử lý dầu mỏ của tập đoàn Rosneft (Nga) tại vùng Krasnoyarsk

Reuters

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng nước này chưa ra quyết định cuối cùng nhưng nếu thực hiện, đó có khả năng là hành động của riêng Mỹ. Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho hay Mỹ nhập khẩu chỉ một phần nhỏ dầu mỏ từ Nga so với châu Âu, “do đó, đây là hoàn cảnh rất khác”.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 6.3 thông báo đang cân nhắc một dự luật cấm nhập khẩu dầu từ Nga và cho biết thêm rằng quốc hội dự tính thông qua khoản viện trợ 10 tỉ USD cho Ukraine.

Không cần đồng minh, Mỹ có thể tự cấm nhập khẩu dầu thôi Nga

Một nhóm thượng nghị sĩ thuộc lưỡng đảng cũng đã công bố dự luật cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga và còn cân nhắc khoản viện trợ cho Ukraine đến 12 tỉ USD thay vì 10 tỉ USD.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất từ năm 2008 do dầu mỏ từ Iran chưa thể quay lại thị trường toàn cầu trong khi Mỹ và châu Âu cân nhắc cấm nhập khẩu từ Nga. Châu Âu phụ thuộc vào nguồn dầu thô và khí tự nhiên của Nga nhưng các ý kiến về việc cấm các sản phẩm này đã xuất hiện nhiều hơn.

Đức là nước mua nhiều dầu thô của Nga nhất và đương nhiên bác bỏ kế hoạch nói trên. Thủ tướng Olaf Scholz ngày 7.3 nói rằng Đức đang đẩy nhanh kế hoạch mở rộng nguồn cung thay thế nhưng không thể ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga ngay lập tức.

Mặt khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang cân nhắc một chuyến đi đến Ả Rập Xê Út để thuyết phục đồng minh vùng Vịnh này gia tăng sản xuất năng lượng. Chính quyền cũng xem xét khả năng nới lỏng lệnh cấm vận đối với Venezuela để nước này xuất khẩu thêm nhiều dầu mỏ ra thế giới, theo CNN.

Những công ty nào "ngược dòng" không rút khỏi Nga?

Hành động vừa giúp giảm phụ thuộc vào dầu của Nga, vừa làm cô lập nước này với một trong những đồng minh chính tại Nam Mỹ. Cuối tuần qua, hai quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã được phái sang Caracas để đối thoại với Venezuela về vấn đề này. Đáng chú ý là Mỹ cấm vận dầu mỏ Venezuela từ năm 2019 và đã đóng cửa đại sứ quán tại Caracas vì việc tái đắc cử của Tổng thống Nicolas Maduro hồi năm 2018.

Xem thêm về tình hình xung đột Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.