Bà Clinton đã đưa ra nhận định trên tại buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vừa diễn ra. Ngày 24.5, AP dẫn lời bà Clinton tuyên bố việc Mỹ chưa thông qua công ước trên sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của Washington cho các đồng minh trong vấn đề biển Đông. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định rằng Washington có quyền lợi trong việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp và đảm bảo tự do đi lại ở khu vực này. Bà tuyên bố: “Khi không phải là một bên (tham gia UNCLOS - NV), chúng ta đã nhường ưu thế về mặt pháp lý cho Trung Quốc. Chúng ta không thể hậu thuẫn mạnh mẽ cho các nước đồng minh trong khu vực như mong muốn. Đó chẳng phải là điều mà một cường quốc hải quân toàn cầu như Mỹ trông đợi”. Cùng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey khẳng định: “Đây là lúc chúng ta tái cân bằng quyền lợi an ninh tại Thái Bình Dương”.
|
Gần đây, giới quân đội và chính trị gia Mỹ kêu gọi nước này cần sớm gia nhập UNCLOS trong bối cảnh Trung Quốc đã tham gia công ước này. Đồng thời, Bắc Kinh không ngừng mở rộng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông bất chấp sự chồng lấn chủ quyền với một số quốc gia khác, gồm cả Philippines - một đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Công ước được ký kết vào năm 1982 và có hiệu lực năm 1994.
Trong khi đó, theo báo The Phnom Penh Post, các quan chức cao cấp của ASEAN đã hoàn tất việc soạn thảo những yếu tố then chốt để hình thành Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) tại cuộc họp ở Campuchia ngày 24.5. Bà Soeung Rathchavy, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia, người chủ trì cuộc họp trên, cho biết các bên đã kết thúc bàn thảo về những yếu tố then chốt. Sau đó thỏa thuận sẽ được trình lên các Ngoại trưởng của ASEAN để đưa ra quyết định cuối cùng tại cuộc họp vào tháng 7 trước khi tiến hành thảo luận với Trung Quốc.
Tàu chiến Ấn Độ đến biển Đông Theo tờ The Times of India, New Delhi đang thể hiện quyết tâm duy trì vai trò mạnh mẽ của nước này ở biển Đông thông qua việc đưa tàu chiến đến khu vực này. Hiện tại, 4 tàu chiến Ấn Độ gồm 1 tàu khu trục lớp Rajput, 1 tàu hộ tống lớp Shivalik, 1 tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Kora cùng 1 tàu chở dầu đang ghé thăm các cảng trên biển Đông. Ngoài ra, báo trên còn cho hay giới chức Ấn Độ và Mỹ sẽ thảo luận dự án quan trọng tại Đông Nam Á kết nối hành lang đông tây của vùng sông Mê Kông. Dự án này còn thu hút cả sự tham gia của Nhật Bản. Trong một diễn biến khác, 3 tàu chiến Mỹ gồm tàu hộ tống USS Vandegrift, tàu mẹ đổ bộ USS Germantown và tàu tuần duyên USCG Waesche sẽ đến thăm Indonesia từ ngày 28.5 đến 8.6, theo tờ The Jakarta Post. Hoàng Đình |
Trùng Quang
>> Philippines sẽ nhận 10 tàu tuần tra Nhật
>> Philippines kêu gọi dân “hy sinh”
>> Bí ẩn quanh vụ tàu Trung Quốc bị Triều Tiên bắt
>> Người dân Philippines hủy kế hoạch ra bãi cạn Scarborough
>> Nhật phát hiện tàu chiến Trung Quốc thử nghiệm UAV
>> Đến lượt Triều Tiên bắt giữ tàu cá Trung Quốc
Bình luận (0)