Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga để che đậy tội lỗi ở Ukraine

28/02/2015 06:12 GMT+7

(TNO) Chủ tịch Duma quốc gia Nga Sergei Naryshkin ngày 27.2 cho biết thay vì xúc tiến giải pháp hòa bình, Mỹ và các đồng minh của nước này lại áp đặt biện pháp trừng phạt Nga “một phần là để che đậy tội lỗi” của họ.

(TNO) Chủ tịch Duma quốc gia Nga Sergei Naryshkin ngày 27.2 cho biết thay vì xúc tiến giải pháp hòa bình, Mỹ và các đồng minh của nước này lại áp đặt biện pháp trừng phạt Nga “một phần là để che đậy tội lỗi” của họ.

Chủ tịch Duma quốc gia Nga Sergei Naryshkin - Ảnh: Reuters
“Tội lỗi của Mỹ đối với những sự kiện ở Ukraine là đáng kể và quá rõ ràng với cả thế giới”, ông nhấn mạnh trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm thủ đô New Delhi, Ấn Độ, theo đài Russia Today (Nga).
Ông Naryshkin các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh phương Tây “một phần là nhằm che đậy tội lỗi” và là một kiểu “tống tiền”.
Ông Naryshkin cho biết thêm xung đột ở Ukraine “là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế, trước tiên là an ninh châu Âu”.
Mỹ và phương Tây áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow viện trợ tài chính, binh lính và vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine để chống lại quân chính phủ Ukraine. Nhưng Nga luôn bác bỏ cáo buộc này, tố cáo Kiev và phương Tây gây ra xung đột ở miền đông Ukraine.
Lực lượng binh sĩ Ukraine ở miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters
Cũng trong ngày 27.2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay xung đột Ukraine là hậu quả trực tiếp từ “chủ nghĩa can thiệp của phương Tây”.
“Mỹ và những quốc gia phương Tây khác phớt lờ những quy tắc cơ bản của luật quốc tế, sử dụng tiêu chuẩn kép và không ngần ngại can thiệp trực tiếp vào vấn đề chủ quyền lãnh thổ của nước khác. Hậu quả của chính sách này được cảm nhận bởi nhân dân Yugoslavia, Iraq, Libya và bây giờ là Ukraine”, ông Lavrov nói trong cuộc gặp gỡ với các học giả ngoại giao ở thủ đô Moscow (Nga).
Quân đội Ukraine và phe ly khai trong ngày 26.2 tuyên bố bắt đầu rút vũ khí hạng nặng ra khỏi đường giới tuyến ở khu vực chiến sự theo đúng thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 12.2.
Theo thỏa thuận ngừng bắn, việc rút vũ khí hạng nặng phải được hoàn tất trong vòng 14 ngày kể từ khi nó có hiệu lực kể từ ngày 15.2 nhằm kết thúc xung đột ở miền đông Ukraine kéo dài từ tháng 4.2014 đến nay khiến trên 5.000 người chết.
Tuy nhiên, hai bên cảnh báo họ sẽ đem vũ khí quay trở lại nếu bị tấn công. Quân đội Ukraine ngày 27.2 cho biết trong vòng 24 giờ sau khi hai bên tuyê bố rút vũ khí có ba binh sĩ Ukraine thiệt mạng.
Phát biểu trước Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 27.2, đặc phái viên của Tổ chức vì An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), bà Heidi Tagliavini cảnh báo trong khi có những tín hiệu tín cực cho thấy thỏa thuận ngừng bắn được duy trì, nhưng đất nước này vẫn phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh toàn diện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.