Mỹ vẫn mời Trung Quốc dự tập trận hải quân trên Thái Bình Dương

16/04/2016 09:29 GMT+7

Mỹ vẫn mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC trên Thái Bình Dương trong năm nay.

Mỹ vẫn mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC trên Thái Bình Dương trong năm nay.

Tàu các nước tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC năm 2014 - Ảnh: ReutersTàu các nước tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC năm 2014 - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Mỹ vẫn quyết định mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương trên Thái Bình Dương, diễn ra tại Hawaii vào tháng 6 và tháng 7 năm nay, bất chấp tình trạng căng thẳng song phương gia tăng thời gian qua, theo AFP.
Phát biểu của ông Carter được đưa ra khi ông thăm tàu sân bay USS John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington luôn cố gắng để quy tụ tất cả mọi người. 
Mặc dù vậy ông Carter cho rằng phía Trung Quốc nên dừng việc "rời xa mọi người" và "tự cô lập mình". Thay vào đó, Mỹ hối thúc Trung Quốc "nên cố gắng tìm cách  trở thành một phần trong hệ thống các quốc gia hợp tác, để các phép màu châu Á có thể xảy ra".
Trước đó, các nghị sĩ quốc hội Mỹ đã đề nghị không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận ở Thái Bình Dương. Các nghị sĩ Mỹ phản đối sự góp mặt của Trung Quốc bởi các hành động hung hăng của nước này trong các tranh chấp chủ quyền trên biển tại khu vực châu Á, cụ thể là trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Cuộc tập trận này có tên RIMPAC, là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất tại khu vực Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng. Trung Quốc lần đầu tham gia RIMPAC là vào năm 2014 cùng với 22 quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu trong chuyến thăm Philippines ngày 14.4.2016 - Ảnh: Reuters
Liên quan đến các tình hình Biển Đông, ông Carter nhấn mạnh Mỹ sẽ đồng hành cùng Philippines và các đồng minh châu Á nhằm chống lại sự "cưỡng ép và đe dọa" ở khu vực. Việc ông Carter thăm tàu sân bay đang hoạt động trên Biển Đông được đánh giá là một hành động thể hiện cam kết của Mỹ đối với việc duy trì an ninh tại khu vực.
Phía Mỹ dù không có tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông nhưng luôn nhấn mạnh lợi ích hàng hải và an ninh tại đây. Bởi vậy, Mỹ liên tục chỉ trích những hành động gần đây của Trung Quốc như xây dựng đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa trên Biển Đông.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.