Reuters ngày 28.11 đưa tin Boeing đã đề nghị với quân đội Mỹ về việc cung cấp loại vũ khí có tên Bom đường kính nhỏ phóng từ trên bộ (GLSDB), có tầm bắn 150 km cho Ukraine. Theo tài liệu đề xuất của Boeing gửi Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ (EUCOM), đơn vị giám sát việc chuyển vũ khí đến Ukraine, GLSDB có thể được gửi sớm nhất là mùa xuân 2023.
Ảnh đồ họa GLSDB |
SAAB |
GLSDB là loại vũ khí dẫn đường bằng hệ thống định vị GPS, có thể vượt qua một số hệ thống gây nhiễu và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, có thể chống lại các phương tiện bọc thép. Loại vũ khí này do hãng Saab (Thụy Điển) và Boeing (Mỹ) hợp tác sản xuất, được phát triển từ năm 2019.
Loại "bom bay" đặc biệt tầm bắn đến 150 km Mỹ muốn viện trợ cho Ukraine |
GLSDB gồm 2 thành phần chính, trong đó, đóng vai trò đầu đạn là loại bom đường kính nhỏ GBU-39 và được lắp trong một quả rốc két M26 để phóng từ trên bộ. Hai loại này rất phổ biến trong kho vũ khí của Mỹ. Các giàn phóng rốc két mà Ukraine đã được cung cấp như Hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) M270 và Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 đều có thể phóng GLSDB.
Hai quả bom GBU-39 được gắn dưới bụng một chiến đấu cơ F-15 |
Không quân Mỹ |
GBU-39 là bom có đường kính nhỏ, có cánh có thể gập lại và bung ra sau khi phóng. Bom này thường được thả từ máy bay và có thể lướt đi hơn 100 km sau khi thả, có thể tấn công mục tiêu có đường kính nhỏ chưa đầy 1 m. Mỗi quả GBU-39 có giá chỉ khoảng 40.000 USD và một quả GLSDB hoàn chỉnh có giá không đắt, bộ phận thì sẵn có.
Tổng thống Zelensky: 'Nga còn tên lửa thì còn chưa dịu giọng', Ukraine phải sẵn sàng |
Dù Mỹ không đồng ý gửi tên lửa chiến thuật ATACMS (tầm bắn gần 300 km) cho Ukraine nhưng GLSDB với tầm bắn 150 km sẽ giúp lực lượng Kyiv tấn công các mục tiêu giá trị mà các loại vũ khí trước nay chưa thể bắn tới, hữu ích cho các cuộc phản công.
Theo Reuters, một số lượng ít GLSDB đã được chế tạo nhưng có nhiều rào cản hậu cần cho việc thu mua. Kế hoạch của Boeing đòi hỏi chính quyền miễn trừ một quy định về kiểm định giá đối với các nhà thầu, quy định lâu nay giúp Lầu Năm Góc mua được vũ khí với giá tốt nhất. Hơn nữa, hợp đồng nếu được thông qua cũng cần ít nhất 6 nhà cung cấp linh kiện và dịch vụ để sản xuất vũ khí nhanh chóng.
Theo Reuters, GLSDB là một trong số nửa tá đề xuất mới nhằm sản xuất vũ khí để cung cấp cho Ukraine và các đồng minh Đông Âu của Mỹ. Boeing và Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin trên. Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Lục quân phụ trách mua sắm, hậu cần và công nghệ Douglas Bush tuần trước cho biết lục quân Mỹ đang tìm cách đẩy nhanh sản xuất đạn pháo 155 mm bằng việc cho phép các nhà thầu tư nhân chế tạo thay vì chỉ có các cơ sở của chính phủ.
New York Time: Hầu hết thành viên NATO đã hết vũ khí viện trợ cho Ukraine |
Bình luận (0)