(TNO) Trong năm 2014, nguồn vốn tín dụng dành cho cả nền kinh tế khoảng 300.000 tỉ đồng. Trong đó, khoảng 230.000 - 240.000 tỉ đồng sẽ chảy vào sản xuất kinh doanh. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Chiến lược kinh doanh nào cho năm 2014” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức sáng nay, 6.12.
“Con số này nhiều hay ít? Theo tôi con số này là nhiều”, ông Nguyễn Xuân Thành (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright) nhận định.
Ông Thành cũng giải thích thêm, mặc dù vốn dồi dào nhưng đối tượng được vay sẽ hạn chế và sẽ tiếp diễn tình trạng chênh lệch lãi suất (LS) như năm 2013 giữa các đối tượng và cũng sẽ duy trì ở mức từ 8 - 15%.
Ông Thành cho rằng trong năm tới, rủi ro lạm phát vẫn còn nhưng khả năng là không cao. Song tình hình kinh doanh rất khó dự đoán vì không có cú hích nào đủ mạnh để xoay chuyển tình hình hiện nay.
Cùng quan điểm trên, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, bình luận: Trong năm 2014 và cả năm 2015, đồ thị của nền kinh tế vẫn là đường nằm ngang. Chiến lược quan trọng nhất của các doanh nghiệp hiện nay vẫn nên phòng thủ. Tuy nhiên, năm 2014 so với những năm trước đây chúng ta đã chủ động kiểm soát được lãi suất, tỉ giá, vàng… nên doanh nghiệp cần có niềm tin nhất định vào các chính sách để từ đó xây dựng chiếc lược cho riêng mình.
Lời khuyên của tiến sĩ Dương dành cho các doanh nghiệp trong năm tới là cần xây dựng tính chủ động về nguồn vốn, cố gắng giữ được đồng tiền và tăng năng suất sản xuất.
Chí Nhân
>> Tổng đội TNXP được vay vốn tín dụng ưu đãi
>> Đắk Lắk triển khai 5 dự án vay vốn ADB
>> Gần 1.200 hộ đồng bào DTTS được vay vốn sản xuất
>> Bảo hiểm lãi suất cho nông dân vay vốn
Bình luận (0)