|
Dân gọi, cán bộ không nghe
Bên cạnh các nội dung về kinh tế, các vấn đề xã hội, những tồn tại trong hệ thống bộ máy cũng được các đại biểu (ĐB) tập trung “mổ xẻ”. Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐB Quốc hội (QH) Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền ví von: “Nghe Báo cáo của Chính phủ thấy màu hồng nhưng nghe báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy màu xám, còn nhân dân thì nói là màu tối. Mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác nhau chuyện đó là bình thường. Nhưng theo tôi, nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, cũng như chẩn bệnh, nếu cảm cúm nhẹ thì uống Tiffy là khỏi nhưng nếu cảm cúm nặng thì phải có những thuốc khác”, ông Thuyền nêu quan điểm. Ông cũng nêu lên một thực trạng đáng báo động về việc cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân. “Ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ hòa bình lập lại, nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ gọi nhưng dân gọi cán bộ không nghe. Một bộ phận không nhỏ cán bộ mình giờ bảo số lạ gọi không bao giờ nghe”, ông Thuyền phản ánh. ĐB này bức xúc phản ánh tiếp: “Ngày xưa chúng ta dựa dân đánh giặc, bây giờ giặc cũng dựa dân đánh ta, chúng ta ai nắm được dân là người thắng. Cho nên, chính quyền của dân, do dân và vì dân phải đặt lợi ích của dân lên trên hết. Nếu lợi ích nhóm chúng ta đưa ra thế này thì nhân dân bức xúc... Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình”.
|
ĐB Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) nêu tình trạng quá tải ở bệnh viện công, tai biến trong điều trị, lập khống kết quả xét nghiệm đã gây bức xúc cho nhân dân, ĐB chỉ rõ nguyên nhân: “Chúng ta chưa có cơ chế hiệu quả để thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Việc tham gia của các thành phần kinh tế và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, dẫn đến bệnh viện công quá tải gây áp lực cho bác sĩ và đây cũng là nguyên nhân sinh ra nhũng nhiễu và hách dịch”. ĐB kiến nghị nên xem xét là cơ chế tài chính cho y tế theo hướng lấy người dân là trung tâm, ngân sách từng bước chuyển dịch chi thường xuyên từ các bệnh viên công sang để tăng mức đóng bảo hiểm y tế. Đảm bảo tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Đồng thời có chính sách hỗ trợ khuyến khích các đối tượng có thu nhập trung bình tham gia bảo hiểm y tế, tiến đến bảo hiểm y tế toàn dân.
Không trao cơ chế độc quyền cho doanh nghiệp nào
Về kinh tế, đa số ĐBQH phát biểu trong phiên thảo luận đều tán thành đề xuất của Chính phủ nâng trần bội chi từ 4,8% GDP lên 5,3% năm 2013 và duy trì mức tương tự trong năm tới. Tuy nhiên, các ĐB đề nghị cần có giám sát đặc biệt việc sử dụng nguồn vốn bảo đảm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, phải có cam kết về trách nhiệm chính trị để ngăn tái lạm phát. ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đề nghị: “Để tạo đồng thuận cao, tôi đề nghị Chính phủ cần cam kết chính trị trước QH và cử tri cả nước về vấn đề này. Đây cũng là vấn đề tôi xin được nêu ra đối với người đứng đầu Chính phủ trong phiên chất vấn tới đây, cam kết không để lạm phát quay trở lại khi phát hành trái phiếu”.
Liên quan đến khó khăn của giới doanh nghiệp (DN), ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng cần phải có cuộc tổng kiểm tra sức khỏe cho các DN từ đó mới đưa ra được các đơn thuốc đặc trị cho từng loại bệnh. Ưu tiên hỗ trợ các DN có triển vọng phát triển để vay vốn phục vụ SXKD. Cùng với đó là việc triển khai tích cực các chương trình phát triển thị trường. ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) thì đề nghị Chính phủ nên hỗ trợ ở tầm vĩ mô cho các DN lớn đủ sức tự vươn lên trong cạnh tranh quốc tế. Không nên trao cơ chế độc quyền hay những ưu ái đặc biệt cho bất cứ DN nào. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, vì vậy không cần thiết đặt mục tiêu tất cả các DN nhà nước đều phải hoành tráng, không nên quá ưu ái bơm tiền vào những DN đã không dưới 1 lần làm ăn thua lỗ, mắc nợ đầm đìa, mất khả năng thanh toán, mà nên dùng ưu ái đó cho những DN đang hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế xã hội, cho dù DN đó thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, ĐB Đồng kiến nghị.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đưa ra đề xuất: “Để đổi mới mô hình hoạt động của DN, tổng công ty nhà nước, Chính phủ nên có đề án thí điểm thi tuyển để chọn giám đốc, Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Khi trúng tuyển được chọn phải có hợp đồng lao động, lợi nhuận được hưởng phải công khai, phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trái lại nếu thất thoát, thua lỗ phải bồi thường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và họ cũng có quyền tuyển chọn bộ máy người giúp việc phù hợp với trình độ, năng lực, chuyên môn”.
Chủ tịch Hội Nông dân VN Nguyễn Quốc Cường: Thu nhập 4 triệu/năm, nông dân bỏ ruộng
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát: Thu nhập nông dân có tăng nhưng chậm hơn
Hiện nay giá thủy sản, đặc biệt là tôm rất cao; giá cá tra cũng đã tăng trở lại... nên thu nhập của đa số nông dân tiếp tục tăng lên, đời sống ổn định. Tuy nhiên, năm nay tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp chậm hơn năm ngoái, nên sự cải thiện thu nhập của nông dân cũng có chậm hơn. Hiện nay, diện tích đất lúa giảm nhanh kéo theo giảm năng lực sản xuất nông nghiệp, số lượng lao động có thời điểm giảm. Nguyên nhân, do đầu tư nhà nước cho nông nghiệp tăng chậm, những năm gần đây tăng chủ yếu dựa vào tăng năng suất, sự tăng đó phải bù cho phần mất đi do giảm diện tích, đặc biệt do thiên tai gây ra. Ý của ĐB Cường nêu, chúng tôi cũng đang nghiên cứu đưa ra các giải pháp. Ngay trong tuần tới, Bộ sẽ ban hành thông tư quy định, người nông dân giữ diện tích đất lúa, nhưng có thể trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn, nâng thu nhập, cải thiện đời sống. Ông Lê Nam, Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa: Tiền “bay” theo tư duy nhiệm kỳ
Do những khó khăn trên nên khi tham gia vào vùng đánh cá chung ngư dân Việt Nam luôn bị lép vế với ngư dân Trung Quốc vì họ có tàu lớn hơn, được hỗ trợ chu đáo hơn, được bảo vệ, quản lý chặt chẽ hơn. Đang diễn ra tình trạng rất đáng báo động là ngư dân ta bỏ đánh bắt, đi làm thuê cho tàu cá Trung Quốc. Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam chủ yếu hoạt động ven bờ, thuần về kiểm tra thủ tục hành chính, có nhiều cơ quan liên quan chức năng đến biển đảo nhưng lại thiếu một cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước rõ ràng và để hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân thật sự có hiệu quả. Thực trạng trên đây cho thấy ngư dân của Việt Nam ngày càng gặp khó khăn, bất lợi trong sản xuất để mưu sinh, do đó họ chưa thật sự là trụ cột quan trọng nhất trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Anh Vũ - Bảo Cầm (ghi) |
Anh Vũ - Bảo Cầm
>> Quốc hội thảo luận về phòng chống tham nhũng năm 2013
>> Bộ trưởng Y tế báo cáo Quốc hội các vụ tiêu cực trong ngành
>> Trực tuyến: Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ hai
>> Họp Quốc hội: Suy thoái trong ngành nông nghiệp đáng lo ngại
Bình luận (0)