Chiêu thức tinh vi, thủ đoạn lừa đảo ngày càng nở rộ
Chị H.T kinh doanh một cửa hàng ở P.Láng Thượng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, bức xúc đối tượng lừa đảo liên lạc với chị giả mạo là người Việt Nam tại nước ngoài mua một số lượng hàng hóa có giá trị lớn và gợi ý chuyển tiền trước thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. Đối tượng gửi đường link giả mạo dẫn dụ chị H.T đăng nhập dịch vụ Ngân hàng số, số điện thoại đăng ký với ngân hàng, mật khẩu ngân hàng số… để làm thủ tục rút tiền. Sau khi có thông tin đối tượng xấu đã thực hiện thay đổi mật khẩu, chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng vào tài khoản của chúng. Chúng tiếp tục giả mạo tin nhắn của Western Union là: "Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ebanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch". Đồng thời trên website giả mạo này cũng hiện lên "Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền". Đối tượng thực hiện rút tiền cùng thời điểm ngân hàng sẽ gửi mã OTP vào điện thoại, khách hàng nhập mã OTP này vào website giả mạo đồng nghĩa chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo.
Gần đây, Bộ Công an đã triệt phá nhiều đường dây lừa đảo có chiêu thức tương tự sử dụng thiết bị công nghệ cao ở nước ngoài giả trạm thu, phát sóng di động các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Đây là đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan cầm đầu, cấu kết chặt chẽ với một số người trong nước để thực hiện hành vi lừa đảo.
Vẫn chiêu thức giả danh các ngân hàng, công ty tài chính, đánh vào tâm lý của những người đang muốn được vay số tiền lớn nhưng không đủ điều kiện vay vốn, dính nợ xấu. Các đối tượng đã tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ làm hồ sơ vay. Chúng cũng yêu cầu người vay nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền sau khi khoản vay được giải ngân. Tuy nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng, các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và ngắt liên lạc.
Các biện pháp tránh "sập bẫy" đối tượng lừa đảo
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Các chuyên gia cho rằng, mỗi cá nhân cần có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể "nhận diện" các thủ đoạn lừa đảo khi tham gia vào môi trường mạng.
- Cài đặt ứng dụng phát hiện lỗ hổng bảo mật, phòng tránh hacker tấn công.
- Không nên công khai thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, mật khẩu, mã OTP trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác.
- Sử dụng ứng dụng từ nguồn chính thống, tin cậy. Không truy cập vào các trang web không rõ, hay truy cập vào các đường dẫn trong Email, trên Facebook... hay những đường link lạ.
- Cảnh giác với website giả mạo. Website thật thường có giao diện chuyên nghiệp, tương thích cho cả điện thoại, laptop, máy tính bảng. Hãy để ý các yếu tố như logo, hình nền và chắc chắn chúng không phải là phiên bản nhái (sai khác về chi tiết, màu sắc) hay phiên bản lỗi thời (sử dụng hình ảnh phiên bản cũ). Một trang web sử dụng hình ảnh không đúng quy chuẩn thương hiệu chắc chắn là trang web không an toàn.
- Luôn cẩn trọng với email, điện thoại, tin nhắn từ số lạ. Hãy liên lạc với công ty hoặc tổ chức được nhắc đến bằng email hoặc số điện thoại có thể xác minh là đúng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công và chủ động san sẻ rủi ro bằng cách tham gia bảo hiểm an ninh mạng cho mọi giao dịch chuyển khoản và thanh toán trực tuyến.
Ngân hàng VietinBank kết hợp cùng Bảo hiểm VietinBank - VBI đã nhanh chóng cho ra mắt thị trường gói Bảo hiểm An ninh mạng - Cyber Risk mục đích bảo vệ mọi giao dịch chuyển tiền của khách hàng trên app iPay. Đây được xem như tấm khiên bảo vệ thứ 2 cho khách hàng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến.
Tham gia bảo hiểm chỉ với số phí từ 3.000 đồng/tháng, khách hàng sẽ được Bảo hiểm VietinBank - VBI chi trả quyền lợi gấp 17.000 lần - lên tới 50 triệu đồng, cụ thể như:
- Thực hiện giao dịch chuyển tiền do liên lạc điện tử giả mạo dẫn đến thiệt hại tài chính (VD: thông qua tin nhắn có đính kèm đường dẫn lạ)
- Cung cấp thông tin tài khoản tại các website giả mạo tổ chức tài chính dẫn đến mất thông tin và bị bên thứ 3 thực hiện giao dịch chuyển tiền trái phép (VD: các website giả mạo VietinBank, Western Union….).
- Bị thiết bị điện tử bị phần mềm độc hại tấn công dẫn đến tài khoản bị xâm nhập và bên thứ 3 thực hiện giao dịch chuyển tiền trái phép
Đặc biệt, khách hàng trải nghiệm miễn phí 2 tháng đầu dùng thử gói Bảo hiểm An ninh mạng - Cyber Risk và thu phí từ tháng thứ 3 trở đi.
Việc ra mắt bảo hiểm an ninh mạng - Cyber Risk của Bảo hiểm VietinBank - VBI một lần nữa khẳng định sứ mệnh của thương hiệu trong việc bảo vệ khách hàng trước những rủi ro, bảo toàn giá trị cuộc sống vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Bình luận (0)