Nâng ngực có để lại sẹo

13/10/2023 16:30 GMT+7

Bác sĩ phẫu thuật nâng ngực phải cẩn thận trong phẫu thuật không thao tác thô bạo tránh làm tổn thương mô, tuyến vú. Duy trì cầm máu tốt rất quan trọng, giúp giảm thiểu sự hình thành khối máu tụ và huyết thanh, cả hai đều cản trở quá trình lành vết thương và cuối cùng gây xơ hóa dưới da và biến dạng sẹo lâu dài.

Nâng ngực có để lại sẹo - Ảnh 1.

Vết mổ sau nâng ngực sẽ trải qua ba giai đoạn lành thương

Giai đoạn sưng sau nâng ngực: Giai đoạn đầu tiên của quá trình lành vết thương, được gọi là giai đoạn viêm, kéo dài từ 3 đến 6 ngày đầu tiên sau mổ.

Nâng ngực có để lại sẹo - Ảnh 2.

Giai đoạn tăng sinh: Quá trình lành vết thương này kéo dài khoảng 4 đến 24 ngày sau khi phẫu thuật nâng ngực. Sẹo bắt đầu hình thành trên vết cắt.

Giai đoạn 3 tái cấu trúc: Giai đoạn này mỗi người có thời gian tái cấu trúc khác nhau, giai đoạn ổn định kéo dài hơn 1 năm đến 2 năm. Bạn sẽ thấy một số thay đổi ở vết sẹo như mỏng hơn, phẳng hơn và màu sẹo giống với màu da của bạn.

Nâng ngực có để lại sẹo - Ảnh 3.

Ngoại trừ yếu tố do cơ địa, thì nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu đến từ kỹ thuật của bác sĩ và quá trình chăm sóc của khách hàng.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực

Hạn chế gây tổn thương và chảy máu trong phẫu thuật nâng ngực

Bác sĩ phẫu thuật nâng ngực phải cẩn thận trong lúc phẫu thuật không thao tác thô bạo tránh làm tổn thương mô, tuyến vú. Duy trì cầm máu tốt trong phẫu thuật rất quan trọng, giúp giảm thiểu sự hình thành khối máu tụ và huyết thanh, cả hai đều có thể cản trở quá trình lành vết thương và cuối cùng gây ra xơ hóa dưới da và biến dạng sẹo lâu dài.

Sử dụng dao đốt điện gây phỏng mô, cơ thể cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, dao đốt điện không kiểm soát được nhiệt lượng, khi đốt nhiều dẫn đến khách hàng đau đớn sau mổ, sẹo lâu lành và không đẹp… Đây là những yếu tố làm chậm quá trình lành thương, dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực. Theo ThS-BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại khoa Ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu trong phẫu thuật nâng ngực loại bỏ hoàn toàn dao đốt điện, sử dụng dao siêu âm Harmonic hoặc InnoLcon cầm máu tốt, hạn chế làm tổn thương mô, ca mổ sạch giúp quá trình lành thương diễn tiến tự nhiên và nhanh chóng, vết mổ khô ráo, sẹo thẩm mỹ hơn. Sau phẫu thuật nâng ngực không cần dùng thêm thuốc bôi sẹo, thuốc giảm đau hay kháng sinh.

Nâng ngực có để lại sẹo - Ảnh 4.

Vết mổ bị nhiễm trùng sau nâng ngực gây sẹo xấu

Vết thương bị nhiễm trùng làm chậm tốc độ lành vết thương. Nếu có các triệu chứng đau ngày càng tăng, sưng và đỏ, nặng hơn khi nhiễm trùng toàn thân có thể gây buồn nôn, ớn lạnh, sốt, hơi thở có mùi hôi…. Trường hợp vết thương nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây hoại tử ngay vết mổ, hình thành sẹo lồi, co rút, sẹo xấu ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ.

Tránh cho vết mổ chịu lực căng

Tất cả các vết mổ đều có nguyên tắc tạo sẹo giãn nếu chịu lực căng trong thời gian dài, đặc biệt trong phẫu thuật nâng ngực. Khi đường mổ chịu lực của túi ngực, mô, tuyến. Những trường hợp thường xuyên bị sẹo giãn sau nâng ngực được Ths.bs Hồ Cao Vũ ghi nhận trong những ca tháo túi ngực.

ThS-BS Hồ Cao Vũ khuyến nghị nên chọn một trong hai phương án treo sa trễ chờ ổn định sau 6 tháng hãy đặt túi ngực hoặc đặt túi ngực chờ ổn định sau 6 tháng hãy thu quầng vú, treo sa trễ. Khi đó vết mổ ổn định và ít, không còn chịu lực căng, sẹo thẩm mỹ hơn.

Nâng ngực có để lại sẹo - Ảnh 5.

Kỹ thuật khâu từng lớp trong phẫu thuật nâng ngực

Kỹ thuật khâu từng lớp phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ. Đánh giá từng loại vết mổ, lực căng của mô dưới da, da mà lựa chọn loại mũi khâu, loại chỉ và cách khâu phù hợp. Khâu vừa đủ chắc chắn, chịu lực tốt, không căng và không ảnh hưởng máu nuôi để lớp da ngoài cùng không phải chịu lực, máu nuôi tốt thì sẹo đạt thẩm mỹ đẹp. Lớp thượng bì và trung bì chỉ cần khâu mũi liên tục dính hai mặt cắt hoặc dán keo sinh học là vết mổ đã ổn định. Ngoài ra không nên đè ép xung quanh và trực tiếp vết thương quá nhiều gây thiếu máu nuôi cũng như sự hồi lưu của tĩnh mạch rất quan trọng trong sự lành thương và để vết thương đạt tính thẩm mỹ. Quá trình diễn tiến sẹo không ai giống ai vì thế thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng sẹo mới vào giai đoạn ổn định.

Kích thước, độ sâu, vị trí trên vùng da của vết mổ

Vết mổ lớn có nhiều khả năng để lại sẹo hơn vết mổ nhỏ. Vết cắt càng sâu và càng dài thì quá trình lành vết thương càng lâu và khả năng để lại sẹo càng lớn. Một số vùng da dễ để lại sẹo xấu: ngực, bụng, lưng, quanh các khớp.

Chăm sóc từ khách hàng sau nâng ngực

Khách hàng cần chăm sóc vết thương theo hướng dẫn, tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử mô… Lót gạc, bông vô trùng để tránh vết thương tiếp xúc trực tiếp với áo ngực hoặc gọng sắt của áo ngực ảnh hưởng đến sự lành vết thương, kích thích tăng sinh sợi, mô sẹo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.