Nắng nóng gay gắt: 5 mẹo hay để điều chỉnh lượng đường trong máu

Thiên Lan
Thiên Lan
28/03/2023 00:08 GMT+7

Thời tiết quá nóng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, người sử dụng insulin có thể có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường trong những tháng mùa hè.

Nắng nóng gay gắt: 5 mẹo hay để điều chỉnh lượng đường trong máu - Ảnh 1.

Người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy nóng hơn bởi vì một số biến chứng của bệnh tiểu đường

Shutterstock

Người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy nóng hơn bởi vì một số biến chứng của bệnh tiểu đường, như tổn thương mạch máu và dây thần kinh, có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi khiến cơ thể không thể làm mát hiệu quả. Điều đó có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và say nắng, đây là một trường hợp cấp cứu y tế.

1. Uống nhiều nước

Mọi người cần giữ nước. Tuy nhiên, vào mùa hè, những người có mức đường huyết cao nên uống nước nhiều hơn. Người mắc bệnh tiểu đường bị mất nước nhanh hơn. 

Uống không đủ nước có thể làm tăng lượng đường trong máu và lượng đường trong máu cao có thể khiến đi tiểu nhiều hơn, lại gây mất nước.

Cần uống nhiều nước, ngay cả khi không khát, để không bị mất nước. Tránh uống rượu và đồ uống có caffein, như cà phê và nước tăng lực hoặc đồ uống thể thao. Chúng có thể dẫn đến mất nước và làm tăng lượng đường trong máu.

2. Điều chỉnh insulin

Nhiệt độ cao có thể thay đổi cách cơ thể sử dụng insulin. Người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn và điều chỉnh liều lượng insulin cũng như đồ ăn thức uống.

Kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi hoạt động. Có thể cần phải thay đổi lượng insulin sử dụng. Cần hỏi bác sĩ để điều chỉnh liều lượng, theo CDC Mỹ.

3. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Vì nhiệt độ cao có thể khiến lượng đường trong máu dao động nhiều, tốt nhất nên kiểm tra thường xuyên mức đường huyết để đảm bảo nằm trong phạm vi mục tiêu. Điều đặc biệt quan trọng là nhận biết cảm giác hạ đường huyết như thế nào và điều trị càng sớm càng tốt.

Nắng nóng gay gắt: 5 mẹo hay để điều chỉnh lượng đường trong máu - Ảnh 2.

Ở nhiệt độ rất cao, quạt phòng sẽ không đủ mát

Shutterstock

4. Luôn mang theo đồ ăn nhẹ ít calo

Người bệnh tiểu đường hãy nhớ luôn mang theo một số đồ ăn nhẹ ít calo có thể thay thế bữa ăn đồng thời giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp.

5. Tránh bị cháy nắng

Rất dễ bị cháy nắng vào mùa hè. Cháy nắng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Tránh ra ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ thấp hơn, hoặc đến phòng tập có điều hòa để vận động. Sử dụng máy điều hòa không khí để giữ mát. Ở nhiệt độ rất cao, quạt phòng sẽ không đủ mát, theo CDC Mỹ.

Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ, sáng màu. Thoa kem chống nắng và đội mũ nếu phải ra ngoài. Đừng đi chân trần, ngay cả trên bãi biển hoặc tại hồ bơi.

6. Giữ thuốc, vật tư và thiết bị tránh xa nhiệt

Không lưu trữ insulin hoặc thuốc tiểu đường dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong xe hơi nóng. Hãy cất chúng trong ngăn mát, không cho insulin trực tiếp vào nước đá hoặc gói gel.

Nhiệt cũng có thể làm hỏng máy theo dõi lượng đường trong máu, máy bơm insulin và các thiết bị tiểu đường khác, theo CDC Mỹ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.